Tuy là "bạn cùng nhà" nhưng đôi khi "sen" vẫn không thể hiểu nổi một số hành vi của cún cưng
Những công dụng của dầu dừa với cún cưng
Tử vi Chủ nhật (29/6/2025): Sư Tử cần chút thời gian cho riêng mình
8 dấu hiệu bệnh đái tháo đường ở cún cưng
Những công dụng của dầu dừa với cún cưng
Liệu xương sườn có phải là món ngon dành cho cún cưng?
1. Sủa quá mức
Sủa là một phương thức giao tiếp tự nhiên của chó, song nếu lặp lại thường xuyên và mất kiểm soát, sủa có thể được coi là một vấn đề hành vi. Những nguyên nhân phổ biến gồm: cảnh báo, hưng phấn, tìm kiếm sự chú ý, lo âu, buồn chán hoặc phản ứng với tiếng động từ bên ngoài.
Giải pháp: Xác định nguyên nhân chính và huấn luyện cún cưng theo lệnh “sủa” và “im lặng”. Tăng cường vận động, giảm bớt kích thích từ môi trường, đồng thời duy trì sự kiên nhẫn trong quá trình điều chỉnh hành vi.
2. Cắn và nhai đồ vật
Nhai là hoạt động mang tính bản năng và cần thiết ở chó, nhất là khi mọc răng hoặc dư thừa năng lượng. Tuy nhiên, nếu chúng cắn đồ vật không phù hợp (giày dép, đồ đạc), điều này có thể khiến “sen” tổn hại một số tài sản.
Giải pháp: Cung cấp đồ chơi nhai chuyên dụng, cất gọn đồ vật cá nhân, giám sát chặt chẽ khi vắng nhà và huấn luyện thay thế hành vi không phù hợp bằng tương tác tích cực. Đảm bảo cún được vận động đầy đủ.
3. Đào bới

Đào bới là một trong những bản năng của cún cưng
Hành vi đào bới thường liên quan đến bản năng (săn mồi, làm mát, giấu đồ) hoặc do buồn chán, lo lắng. Một số giống chó như chó sục có xu hướng đào bới nhiều hơn.
Giải pháp: Xác định nguyên nhân chính, tăng thời gian chơi, tập thể dục và huấn luyện thêm. Có thể tạo khu vực đào riêng (như hố cát) và hướng dẫn chúng chỉ được phép đào ở khu vực này.
4. Lo lắng khi xa cách
Chứng lo lắng khi xa cách biểu hiện thông qua hành vi sủa, nhai phá, tiểu tiện không đúng chỗ khi cún bị tách khỏi người nuôi. Đây là một trong những vấn đề hành vi phổ biến và khó kiểm soát nhất.
Giải pháp: Áp dụng huấn luyện giảm nhạy cảm, tăng dần thời gian xa cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phối hợp liệu pháp hành vi và sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thú y.
5. Đi vệ sinh bừa bãi
Đi tiểu, đại tiện sai chỗ là một trong những hành vi khó chịu nhất, đặc biệt ở những chú chó trưởng thành. Nguyên nhân có thể bao gồm: chưa được huấn luyện, lo lắng, đánh dấu lãnh thổ hoặc các vấn đề sức khỏe.
Giải pháp: Trước hết loại trừ nguyên nhân y tế. Sau đó huấn luyện lại hành vi vệ sinh, tăng tần suất đưa cún ra ngoài. Với những chú chó đã được huấn luyện, có thể sử dụng “chuông cửa cho chó” để báo hiệu khi cần ra ngoài.
6. Ăn xin
Hành vi xin ăn thường do người nuôi vô tình củng cố. Cho chúng ăn đồ thừa trên bàn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thừa cân, và hình thành thói quen xấu.
Giải pháp: Dạy cún giữ khoảng cách khi chủ ăn. Không đáp ứng hành vi xin ăn, thay vào đó thưởng sau bữa ăn nếu cún cưng có thái độ tốt. Có thể cho chó ở phòng riêng trong bữa ăn gia đình.
7. Đuổi theo chuyển động

Chó thường chạy đuổi theo người lạ hoặc những vật chuyển động khác như bóng, xe đạp,...
Bản năng săn mồi khiến nhiều chú chó rượt theo người chạy, xe cộ hoặc động vật nhỏ khác. Hành vi này luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng và cần “sen” phải kiểm soát thật tốt.
Giải pháp: Luôn xích cún khi đi ngoài trời. Huấn luyện lệnh gọi lại hiệu quả. Sử dụng còi hoặc dụng cụ gây tiếng động để đánh lạc hướng. Tăng mức độ tập trung của cún vào người dẫn dắt thông qua huấn luyện nhất quán.
8. Nhảy lên người
Cún cưng thường nhảy để thể hiện sự phấn khích hoặc tìm kiếm sự chú ý. Tuy nhiên, hành vi này có thể gây bất tiện, thậm chí nguy hiểm nếu không được kiểm soát.
Giải pháp: Không phản hồi (kể cả la mắng). Quay lưng, phớt lờ cho đến khi cún bình tĩnh. Sau đó, khen thưởng hành vi ngồi yên. Tránh vô tình củng cố hành vi nhảy bằng việc phản ứng quá mức.
9. Cắn
Cắn là hành vi bản năng, thường thấy ở chó con trong quá trình khám phá thế giới. Tuy nhiên, ở chó trưởng thành, hành vi này có thể xuất phát từ sợ hãi, đau đớn, bảo vệ tài sản hoặc phản ứng phòng vệ.
Giải pháp: Dạy cún ức chế lực cắn ngay từ nhỏ. Đối với chó trưởng thành, cần huấn luyện kiểm soát hành vi, xã hội hóa đúng cách và loại trừ các yếu tố gây đau đớn hay kích thích bất thường. Chủ nuôi nên làm việc với huấn luyện viên hành vi nếu cần.
10. Giữ lãnh thổ và thể hiện tính hung hăng
Tính hung hăng có thể biểu hiện qua gầm gừ, lao vào, hoặc cắn. Bất kỳ giống chó nào cũng có thể thể hiện sự hung dữ nếu bị khiêu khích hoặc nuôi dưỡng trong môi trường không phù hợp.
Giải pháp: Cần khám sức khỏe để loại trừ nguyên nhân y tế. Sau đó, sen nên tham khảo ý kiến các chuyên gia hành vi/huấn luyện chó có kinh nghiệm. Tăng cường xã hội hóa sớm, kiểm soát môi trường và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích động là điều cần thiết để bảo vệ cả cún và người xung quanh.
Bình luận của bạn