Hướng dẫn huấn luyện thể dục cho cún cưng

Các hoạt động thể dục giúp nâng cao thể chất cho chủ nuôi và cún cưng.

Gợi ý những dòng cún phù hợp để nuôi trong nhà

Cún cưng đi lại khó khăn – Dấu hiệu bệnh nan y mà “sen” cần biết

Phải làm sao nếu cún cưng ăn phải bả chuột?

Tại sao không nên bỏ qua việc tẩy giun cho cún?

Yếu tố nào quyết định nhu cầu tập thể dục của cún cưng?

Nhu cầu tập thể dục của cún là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù vẫn có những hướng dẫn chung, nhưng điều quan trọng là “sen” phải nhận thức được tính cá thể của từng chú chó.

Giống chó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ hoạt động cần thiết. Ví dụ, chó Pug hoặc chó Ngao thường có xu hướng ít vận động hơn, trong khi các giống chó năng động như Husky hoặc Jack Russell đòi hỏi nhiều hoạt động thể chất hơn để tránh các vấn đề về hành vi.

Đặc điểm riêng của từng giống cũng ảnh hưởng đến cường độ tập luyện. Chó mõm ngắn như Pug dễ gặp khó khăn về hô hấp và kiệt sức do nhiệt, trong khi chó mõm dài như Husky thường có khả năng chịu đựng tốt hơn. Do đó, nhu cầu tập thể dục của mỗi giống chó là hoàn toàn khác nhau, kể cả những chuyến đi dạo ngắn hay những buổi tập luyện kéo dài.

Tuổi tác cũng là một yếu tố cần xem xét. Chó con thường thích những hoạt động ngắn, với thời lượng tăng dần theo độ tuổi. Theo khuyến nghị, tập thể dục cho chó con từ 1 đến 2 lần/ngày sẽ giúp chúng thêm năng động, khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, những chú chó già cũng cần được hoạt động thể chất thường xuyên tuy nhiên cần điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng sức khoẻ.

Tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động của chó. Các bệnh như viêm khớp, bệnh hô hấp, bệnh tim, béo phì và rối loạn nội tiết có thể làm giảm khả năng chịu đựng tập thể dục. Trong những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp.

Mỗi một chú chó sẽ có một tính cách khác nhau. Ngay cả trong cùng một giống, mức độ hoạt động yêu thích cũng có thể khác nhau. Việc hiểu rõ nhu cầu tương tác, kích thích tinh thần và vận động của thú cưng là rất quan trọng để đảm bảo chúng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bơi lội vừa giúp cún cưng vui chơi, vừa giúp rèn luyện sức khoẻ

Bơi lội vừa giúp cún cưng vui chơi, vừa giúp rèn luyện sức khoẻ

Hướng dẫn chung khi tập luyện cho cún

Để huấn luyện cún hiệu quả, cần đảm bảo chúng được vận động thể chất hàng ngày, ưu tiên các buổi tập ngắn thường xuyên hơn là tập dài nhưng thưa thớt. Đối với chó trưởng thành, thời lượng vận động tối thiểu là 20-30 phút đi bộ thư giãn (chó ít năng lượng) hoặc 30 phút đi bộ nhanh (chó năng lượng cao), 2 lần mỗi ngày. Đối với chó con, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có chế độ vận động phù hợp.

Lưu ý đến thời tiết, tránh để chúng tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt hoặc bề mặt nóng/lạnh có thể gây hại cho bàn chân. Khi tập luyện ngoài trời, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm, cần mang theo nước. Ngoài đi bộ và chạy, “sen” cũng có thể kết hợp các hình thức vận động khác như đi bộ đường dài, chơi ném bắt/kéo co/trốn tìm, bơi lội (ở nơi an toàn), tham gia các lớp huấn luyện nâng cao, vượt chướng ngại vật, lặn bến tàu hoặc chơi đùa với các chú chó khác.

Dấu hiệu cún cưng không được tập luyện đầy đủ

Để xác định mức độ vận động phù hợp cho cún, chủ nuôi cần quan sát kỹ lưỡng hành vi và tình trạng sức khỏe của chúng. Thiếu vận động có thể dẫn đến các vấn đề hành vi như lo lắng, biểu hiện qua việc rên rỉ, sủa, đi lại không yên, phá hoại đồ đạc, đi vệ sinh không đúng chỗ và tự gây thương tích.

Ngoài ra, chúng có thể liên tục nhai đồ vật, mang đồ chơi đến cho chủ hoặc đòi ra ngoài. Về sức khỏe, thiếu vận động làm tăng nguy cơ béo phì và viêm khớp.

Dấu hiệu cún cưng tập luyện quá sức

Các dấu hiệu này bao gồm việc cún cưng cố gắng dừng lại và nằm xuống trong khi tập thể dục, thở hổn hển, chảy nước dãi quá nhiều, nướu và/hoặc lưỡi đỏ, cũng như cứng và khập khiễng sau khi vận động. Đặc biệt, “sen” cần nắm rõ các dấu hiệu kiệt sức do nóng để có thể can thiệp kịp thời nếu chúng bị quá nóng.

Như vậy, tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng đối với cún cưng. Tuy nhiên, cần phải có cường độ và loại hình vận động phù hợp với nhu cầu riêng của từng giống loài. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trước, trong hay sau khi tập, chủ nuôi cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn kịp thời.

 
Hà Chi (Theo The SprucePets)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà