Phòng bệnh tăng nhãn áp do di truyền?

Những người có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp nên kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện bệnh sớm

Tăng nhãn áp vì... mèo và gián

Tìm ra thủ phạm của bệnh tăng nhãn áp

Trẻ cũng có thể bị tăng nhãn áp

Thuốc tránh thai có thể gây tăng nhãn áp

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Vì mẹ bạn bị tăng nhãn áp góc mở nên nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp của bạn cao gấp đôi so với những người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn bị bệnh tăng nhãn áp, chỉ là nguy cơ của bạn cao hơn và bạn cần đặc biệt cẩn thận. 

Tăng nhãn áp, hay glaucoma (dân gian còn gọi là bệnh cườm nước) là một nhóm các bệnh về mắt gây giảm thị lực bằng cách gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Các dây thần kinh thị giác làm nhiệm vụ chuyển thông tin thị giác từ mắt lên não. Hay nói cách khác, muốn nhìn được mọi vật xung quanh, bạn cần có cả 3 yếu tố là: Mắt, thần kinh thị giác và não bộ.

Thông thường, phần phía trước mắt được lấp đầy bởi một loại chất lỏng được gọi là thủy dịch. Từ đó, chất lỏng được lọc qua một hệ thống giống như chiếc sàng của các mô và thoát ra khỏi mắt, hấp thu vào các mạch máu xung quanh mắt. Nếu thủy dịch được sản xuất nhiều hơn, mắt sẽ điều tiết để loại bỏ phần dư thừa. Cơ chế này giúp cho áp suất trong mắt luôn cân bằng.

Khi bị bệnh tăng nhãn áp, "hệ thống thoát nước" bị phá vỡ gây cản trở dòng chảy của thủy dịch ra khỏi mắt. Chất lỏng bị tồn lại tràn vào mắt sẽ làm tăng áp suất trong mắt và gây áp lực cho dây thần kinh thị giác. Nếu bị áp lực liên tục, các sợi thần kinh bắt đầu chết dần khiến tầm nhìn cũng bị mờ đi. Áp lực cũng có thể làm chậm dòng chảy của máu qua các mao mạch nhỏ nuôi võng mạc và thần kinh thị giác, điều này cũng làm tình trạng mờ mắt nặng lên. Tăng nhãn áp góc mở là dạng phổ biến của bệnh tăng nhãn áp, trong đó, "hệ thống thoát nước" của mắt vẫn mở nhưng dòng chảy của thủy dịch vẫn bị chậm và tích tụ lại trong mắt, gây tăng nhãn áp.

Không có cách nào để phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp. Bệnh này thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu nhưng khám mắt tổng quát có thể phát hiện bệnh sớm. Càng được điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao, nếu để muộn, bệnh có thể gây tổn thương thị lực không thể hồi phục và dẫn tới mù lòa.

Bất cứ ai có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên, tức là 1 - 3 năm/lần trong độ tuổi 40 - 54, 1 - 2 năm/lần trong độ tuổi 55 - 64 và 6 - 12 tháng/lần kể từ tuổi 65 trở đi.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị