Một phụ nữ đang được kiểm tra mắt vì lên cơn tăng nhãn áp cấp tính
Trẻ cũng có thể bị tăng nhãn áp
Đưa thuốc vào kính áp tròng trị tăng nhãn áp
Thuốc tránh thai có thể gây tăng nhãn áp
80 triệu dân mắc bệnh Glaucome vào năm 2020
Bệnh nhân tăng nhãn áp luôn phải đối mặt với nguy cơ bị cơn glaucoma cấp "đánh cắp" dần thị lực cho đến khi họ bị mù lòa. Bệnh cho đến giờ vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Singapore đã cho những bệnh nhân một tia hi vọng mới.
Theo nghiên cứu, gene đột biến CACNA1A được cho gây tác động đến các kênh vận chuyển calci trong cơ thể, gây tắc nghẽn trong nhãn cầu và có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp. Hiện khoảng 1% người Singapore mắc chứng bệnh này.
GS Aung Tin - Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore cho biết: "Với phát hiện trên, chúng ta có thể phát triển các giải pháp điều trị để giải quyết vấn đề chức năng truyền calci trong mắt nhằm giảm nguy cơ dẫn đến bệnh tăng nhãn áp".
Tuy nhiên, TS Khor Chiea Chuen - đồng tác giả của nghiên cứu, Viện Gene Singapore, nhận định, các nhà khoa học có thể phải mất cả chục năm để tìm ra loại thuốc như vậy.
Nhóm nghiên cứu đã lấy hơn 2.000 mẫu bệnh phẩm ở Singapore và đây là một phần trong công trình nghiên cứu lớn hơn với khoảng 8.400 mẫu bệnh phẩm được lấy từ 17 quốc gia trên toàn thế giới.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, gene có thể tác động đến nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp. Các bác sỹ khuyến cáo những gia đình có tiền sử bị tăng nhãn áp cần đi kiểm tra mắt thường xuyên, nhất là những người trên 50 tuổi, để từ đó có thể điều trị sớm.
Bình luận của bạn