Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân cần lưu ý gì?

Đến 12h hôm nay, chỉ số chất lượng không khí còn rất xấu khiến Hà Nội vẫn mờ mịt

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân tim mạch

Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Gió mùa về, chất lượng không khí Hà Nội cải thiện đáng kể

Dự báo thời tiết: Nắng hanh và ô nhiễm không khí ở miền Bắc

Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới

Tính đến khoảng 15h ngày 14/9, với chỉ số AQI trung bình là 162, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao thứ 2 thế giới trên bảng xếp hạng của ứng dụng đo ô nhiễm không khí IQAir.

Bảng xếp hạng AQI các thành phố lớn trên thế giới

Bảng xếp hạng AQI các thành phố lớn trên thế giới

Theo bản đồ chất lượng không khí, tại khu vực Hà Nội, nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu đỏ (có hại cho sức khỏe) như: Cầu Giấy có chỉ số AQI 162, đường Âu Cơ (Tây Hồ) có chỉ số 163, Đống Đa có chỉ số 163, Ba Đình có chỉ số 157...

Theo Sức khỏe & Đời sống, các tỉnh, thành phố gần với Hà Nội về phía Đông trong sáng nay cũng có tình trạng chất lượng không khí rất xấu. Chỉ số AQI ở Bắc Ninh là 190 (điểm ở TT. Hồ lên tới 199) , Bắc Giang 171, Hải Dương 158…

Được biết, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu từ xuất hiện từ hôm qua (13/9). Các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội cho thấy nhiều điểm ở mức đỏ (có hại), thậm chí có điểm ở mức nâu (nguy hiểm - tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe).

Người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây và thường gia tăng tần suất, mức độ vào thời kỳ Thu đông.

Nguyên nhân chính được xác định là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi (nghịch nhiệt) trong giai đoạn giao mùa. Việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, sáng sớm và chiều muộn hình thành lớp sương mù dày đặc cản trở việc khuếch tán ô nhiễm, gây ô nhiễm cục bộ.

Ô nhiễm không khí khiến con người phải gánh chịu một loạt ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Các cơ quan chức năng đều đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí xấu. Nếu phải ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Bên cạnh đó, cần hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm; Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi, làm sạch không khí.

Trong những ngày thời tiết rất xấu, người dân không ra ngoài tập thể dục vào buổi sáng và chiều tối - thời gian ô nhiễm nhất trong ngày, đặc biệt người già và trẻ em, các trường học không tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.

Chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết xấu cần vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý, nhất là khi ra đường; Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc lá.

Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng nếu không thật sự cần thiết. Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ, duy trì uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ nhằm bảo vệ sức khỏe. Nếu các dấu hiệu khó chịu trở nặng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và hướng dẫn cách khắc phục bệnh.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin