Bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

Không khí ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?

Thanh lọc cơ thể bằng nước ép cần tây có thực sự hiệu quả?

Biện pháp tự nhiên thanh lọc cơ thể, chống lại ô nhiễm không khí

6 cây hoa nên trồng trong nhà để nhà sáng đẹp, thanh lọc không khí

Theo dõi chỉ số chất lượng không khí (AQI) hàng ngày

Bạn nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin chất lượng không khí tại khu vực mình sinh sống trên các trang thông tin chính thống của Tổng cục Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường. Đây là căn cứ giúp bạn điều chỉnh các hoạt động trong ngày để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người dân tại Hà Nội có thể theo dõi Cổng thông tin Quan trắc Môi trường Thủ đô Hà Nội. Sáng 16/12, cổng thông tin phản ánh chất lượng không khí tại thành phố ở mức kém. Một số trạm quan trắc tại Ba Đình, Kim Liên còn ở mức cảnh báo “tím”, tương đương chất lượng không khí rất xấu.

Hạn chế tập thể dục ngoài trời

Người cao tuổi nên tập thể dục trong nhà khi chất lượng không khí xấu đi

Người cao tuổi nên tập thể dục trong nhà khi chất lượng không khí xấu đi

Với chất lượng không khí ở mức xấu và rất xấu, Chi cục Bảo vệ Môi trường khuyến cáo mọi người hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời (chạy bộ, đạp xe, tập thể dục) vào các khung giờ ô nhiễm (giờ cao điểm buổi sáng, chiều tối).

Nhóm người nhạy cảm như người cao tuổi, trẻ em nên chuyển tất cả các hoạt động vào trong nhà. Bạn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp như: Tập yoga, thái cực quyền, dùng máy chạy bộ, xe đạp tập

Đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài

Khi chất lượng không khí xấu đi, nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm như bụi mịn cũng tăng lên. Hạt bụi với kích cỡ rất nhỏ trong không khí có thể vượt qua bộ lọc tại mũi, đi sâu vào các phế nang, dẫn đến nhiều bệnh lý về hô hấp.

Để phòng các bệnh trong mùa Đông và đối phó với ô nhiễm không khí, bạn cần luôn luôn đeo khẩu trang khi ra đường, tới nơi công cộng. Sử dụng khẩu trang chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và ôm khít với gương mặt mới phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ của khẩu trang.

Một trong những dấu hiệu cho thấy khẩu trang lỏng lẻo là mắt kính của bạn bị mờ, bám hơi nước. Hãy lựa chọn khẩu trang có thể ôm sát và kẹp chặt vào sống mũi.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày

Tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày để bảo vệ đường hô hấp khỏi ô nhiễm không khí

Tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày để bảo vệ đường hô hấp khỏi ô nhiễm không khí

Trong những ngày không khí ô nhiễm, bạn cần nhớ vệ sinh mắt, mũi, họng sau khi di chuyển ngoài trời. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để xịt, lau rửa niêm mạc mũi. Rửa mặt với nước ấm cũng loại bỏ bụi mịn bám trên da hiệu quả hơn.

Thanh lọc không khí trong phòng

Khi chất lượng không khí xấu đi, bạn nên hạn chế mở cửa sổ phòng ngủ, nhà ở. Để cải thiện chất lượng không khí trong nhà, bạn cần thường xuyên vệ sinh, hút bụi, giặt rèm cửa, thảm… Đây là những bề mặt dễ tích tụ bụi, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị máy lọc không khí, trồng cây cảnh trong nhà.

Trong những ngày chất lượng không khí kém, các thành viên trong gia đình cũng nên hạn chế thói quen hút thuốc lá.

Tăng cường hệ miễn dịch qua chế độ dinh dưỡng

Môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp. Các bệnh mạn tính như viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn cũng dễ tái phát trong điều kiện thời tiết này.

Vì thế, bạn nên chủ động nâng cao sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đảm bảo ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau củ quả giàu vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, D, C…

Vitamin D thường được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, trong khi mùa Đông ở miền Bắc có nhiều ngày âm u. Do đó, bạn cần ăn nhiều cá béo, sử dụng thêm dầu cá và thực phẩm bổ sung vitamin D.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp