Hà Nội phát động các đơn vị, nhân dân tham gia dọn vệ sinh toàn thành phố trong 2 ngày 14, 15/9 - Ảnh: Dantri
Dự báo bão Bebinca không có khả năng đến Việt Nam
Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực cứu sống hai nạn nhân bị lũ quét tại Làng Nủ
Hội viên Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam chung tay hỗ trợ đồng bào bị bão lụt
UNICEF cứu trợ khẩn cấp, đảm bảo nước sạch cho khu vực mưa lũ
1 tuần sau bão YAGI, trên nhiều tuyến đường Hà Nội vẫn ngổn ngang nhiều cây đổ, cũng như các loại vật liệu hư, đổ sau bão chưa được thu dọn, vận chuyển tới khu xử lý tập trung của thành phố (Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn). Điều này ảnh hưởng đến giao thông, môi trường và mỹ quan đô thị.
Theo đó, thống kê đến ngày 13/9, thành phố có trên 40.000 cây gãy đổ, chủ yếu ở khu vực trung tâm. Ngoài ra còn 8 quận huyện chưa báo cáo, gồm Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Long Biên, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ.
Ngay sau khi bão YAGI đi qua, lực lượng chức năng đã tiến hành cắt gọn phần thân, cành cây và dọn gọn vào mép vỉa hè. Tuy nhiên, vẫn còn lại các gốc cây chưa được xử lý. Theo Sở Xây dựng, dù huy động 100% lực lượng, thiết bị của các đơn vị, cùng sự hỗ trợ từ lực lượng vũ trang, các tỉnh thành nhưng số cây hư hỏng quá nhiều, việc di dời chưa đáp ứng yêu cầu.
Chính vì vậy, sáng ngày 14/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường để khắc phục hậu quả do cơn bão YAGI gây ra.
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; Khơi thông cống, rãnh, kênh mương; Thu gom rác thải, phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh… trong 2 ngày 14 và 15/9.
Sau lễ phát động, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi kiểm tra tình hình thực hiện tổng vệ sinh trên địa bàn thành phố và tham gia vệ sinh môi trường cùng người dân quận Hoàn Kiếm. Nhiều lãnh đạo quận cũng đã hăng hái tham gia dọn dẹp vệ sinh cùng nhân dân.
Trước đó, để xử lý, khắc phục và bảo đảm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn thành phố và vận hành các khu xử lý chất thải tập trung của thành phố sau cơn bão số 3, UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác duy trì vệ sinh môi trường.
Các địa phương chỉ đạo đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn tập trung nhân lực, phương tiện thu dọn, vận chuyển rác trên địa bàn về khu xử lý tập trung của thành phố; Có phương án khử khuẩn, che phủ, bảo đảm vệ sinh môi trường; Bảo đảm an toàn, vệ sinh trong vận hành các xe thu gom, vận chuyển rác; Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trong tiếp nhận chất thải sinh hoạt về các khu tập trung của thành phố, bảo đảm thông suốt, an toàn.
Đối với các địa bàn có tồn đọng rác chưa kịp vận chuyển tới khu xử lý tập trung của thành phố, UBND các huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị thu gom, vận chuyển vào điểm tập kết tạm thời; Có giải pháp che chắn nước mưa và phát sinh nước rác, thường xuyên phun chế phẩm khử mùi, diệt ruồi, muỗi, bảo đảm vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Với các khu vực còn ngập, lụt, UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương huy động lực lượng, đơn vị duy trì thu gom rác thải, có biện pháp khử khuẩn kịp thời và khẩn trương có phương án vận chuyển rác tồn đọng về khu xử lý chất thải tập trung của thành phố ngay khi nước rút.
Các đơn vị quản lý vận hành các khu xử lý tiếp tục thực hiện hàn vá vải, phủ bạt HDPE, vải dứa các diện tích bị hở do gió tốc tại các khu xử lý; Tăng cường xử lý nước rỉ rác để bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước rỉ rác tại Nam Sơn và Xuân Sơn; Dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực bãi, điều phối hợp lý giữa chôn lấp và đốt rác, xử lý hết khối lượng rác tồn trên địa bàn thành phố.
Bình luận của bạn