Cần nước sạch và vệ sinh môi trường để phát triển bền vững

Cần đầu tư dài hạn vào hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường để đảm bảo phát triển bền vững

Nguy cơ đột quỵ não đến từ môi trường sống của bạn

WHO sắp có Nhà khoa học trưởng và Giám đốc Điều dưỡng mới

Nước uống cần đun sôi trong bao lâu?

Từ cuộc "khủng hoảng" nước sạch ở Hà Nội: Hãy học cách tiết kiệm nước ngay bây giờ

Báo cáo “Phân tích và đánh giá toàn cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường” (GLAAS) của Liên Hợp Quốc cho thấy, nhiều quốc gia cần nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Đây là tiêu chí số 6 trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030.

Báo cáo GLAAS năm 2022 thu thập dữ liệu từ 120 quốc gia – quy mô thống kê lớn nhất từ trước đến nay. Trên 75% quốc gia báo cáo chưa có đủ nguồn tài chính để tiến hành các chiến lược cải thiện chất lượng nước và vệ sinh môi trường cho người dân.

45% quốc gia đã gần đạt được mục tiêu bao phủ nước sạch (dùng trong ăn uống) đạt chuẩn. Tuy nhiên, chỉ có 1/4 số quốc gia trong báo cáo đang tiến tới mục tiêu đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Số quốc gia có đủ nhân lực cho dịch vụ liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường (WASH) chưa tới 1/3.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay: "Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng cấp bách: Hàng triệu người chết mỗi năm do không thể tiếp cận với nguồn nước an toàn và điều kiện vệ sinh đảm bảo. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan có liên quan tới biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng thường xuyên, tiếp tục cản trở quá trình phân phối dịch vụ WASH."

Giám đốc WHO kêu gọi, từ nay tới trước năm 2030, chính phủ các quốc gia và các đối tác củng cố và mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, đặc biệt là tới nhóm dân cư dễ tổn thương (khu vực nông thôn, có thu nhập thấp, phụ nữ và trẻ em).

Dữ liệu từ báo cáo GLAAS 2022 cho thấy, hầu hết các chính sách về WASH chưa nhắc tới nguy cơ biến đổi khí hậu. Các chuyên gia đánh giá, thế giới đang "chệch hướng" trên con đường tiến tới mục tiêu 6 của SDG về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Dịch vụ trong lĩnh vực WASH không chỉ liên quan tới chất lượng nước và khả năng tiếp cận nước sạch mà còn liên quan tới các trang thiết bị như: Xà phòng, chất diệt khuẩn; Nhà vệ sinh công cộng hay các sản phẩm chăm sóc kinh nguyệt. Dịch COVID-19 đã chứng minh một cách rõ ràng tầm quan trọng của việc thực hành tốt vệ sinh tay trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường