Rác thải của F0 phải được bọc trong 2 lớp túi màu vàng, buộc kín miệng - Ảnh: Hồng Giang/TTXVN
Yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm về mua bán thuốc kháng virus Molnupiravir
"Cú nước rút" của chiến dịch tiêm vaccine chống giặc COVID-19
Biện pháp khắc phục chứng mất ngủ do đại dịch COVID-19
Nhìn lại 2021: “Đòn cân não” trong chiến dịch chống giặc COVID-19
TP. Hà Nội đang là nơi nóng nhất cả nước về tình hình dịch COVID-19 khi mỗi ngày ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký, ban hành phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, khám và điều trị tại nhà đối với F0 trên địa bàn thành phố.
Cách xử lý rác thải của gia đình có F0
Theo đó, đối với nhà/phòng có trường hợp F0, thành phố yêu cầu tất cả các loại chất thải phát sinh của nhà bệnh nhân phải được xem là chất thải lây nhiễm.
Rác thải sẽ được thu gom vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng, buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi màu vàng thứ 2, buộc kín miệng. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2".
Công tác vận chuyển chất thải từ nhà có người là F0 do đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với Tổ COVID-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Phương tiện vận chuyển là phương tiện cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng...), bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
Rác thải được vận chuyển đến điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn.
Việc vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại do địa phương bố trí, thực hiện bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ ra ngoài.
Bên cạnh đó, các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.
Thành phố yêu cầu người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển phải đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp... đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp).
Cách xử lý rác thải ở Trạm Y tế lưu động
Với chất thải tại các Trạm Y tế lưu động, việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải phát sinh từ khu thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm y tế lưu động được thực hiện như trong các khu cách ly tập trung.
Cụ thể, chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh từ Trạm Y tế lưu động phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.
Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2". Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2".
Khu tập kết rác thải lây nhiễm nên bố trí tại vị trí cuối hướng gió, thuận tiện trong tuyến đường vận chuyển; Có mái che, đảm bảo không bị ngập lụt; Tránh để chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài, tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường.
Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải của Chính phủ tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015. Sau đó, phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bình luận của bạn