Hang Sơn Đoòng được đánh giá là điểm đến thú vị trong vòng 2 thập kỷ tới
Quảng Bình: Phát hiện thêm 39 hang động mới ở Phong Nha
Di sản thế giới bị "thổi còi"
Cảnh báo xâm hại hang di sản ở Hạ Long
3 bảo tàng Việt Nam lọt top 25 Bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á
Bảo tàng Dân tộc học hấp dẫn thứ 4 châu Á
Hang Sơn Đoòng thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được đánh giá sẽ là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong vòng 2 thập kỷ tới. Thế nhưng, dư luận lo ngại một khi kỳ quan này bị thương mại hóa sẽ không còn giữ được sự hoang sơ vốn có và đứng trước nguy cơ bị tàn phá.
Sơn Đoòng có nghĩa là "cái hang có núi và sông" dài khoảng khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và một dòng sông, không gian bên trong hang chứa được một tòa nhà 40 tầng. Tờ Huffington Post từng đánh giá Sơn Đoòng sánh ngang với các hang động khổng lồ được phát hiện trước đó như hang động sâu nhất thế giới (hơn 2.190m) – hang Krubera ở Georgia hay hang động dài nhất thế giới (hơn 640km). Sự kỳ thú, lộng lẫy, hoành tráng của thiên nhiên trong hang động này đã khiến những du khách ưa khám phá, nhất là du lịch mạo hiểm đến với Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
Song, để đặt được chân đến Sơn Đoòng không phải là chuyện dễ dàng mà du khách sẽ phải tham gia một tour du lịch mạo hiểm và giá tour không hề rẻ khoảng 3.000 USD/người với hành trình 7 ngày 6 đêm. Mỗi tour chỉ tối đa 6 người nhưng cần 18 chuyên gia hỗ trợ cũng như người dân phục vụ.
Trước vẻ đẹp độc đáo của hang Sơn Đoòng mà những người từng "đặt chân" đến đây cảm nhận, chụp lại những bức hình tuyệt đẹp đã khiến việc khám phá hang Sơn Đoòng trở thành niềm khao khát, là đích chinh phục của nhiều du khách trên thế giới. Thế nên lịch đăng ký tour mạo hiểm đến với hang động đầy hấp dẫn này đã kín mít tới năm 2015. Với số lượng tour tổ chức trong 1 năm ít ỏi và số khách cố định, mỗi năm Sơn Đoòng chỉ có thể mang về hơn 15 tỷ đồng (chỉ tính riêng tiền tour), quá nhỏ so với một di sản mang tầm cỡ quốc tế.
Bởi thế, vì quá mong muốn khai thác du lịch để có nguồn thu lớn hơn từ Sơn Đoòng, giúp cho việc đi lại của khách du lịch đến với hang động này dễ dàng hơn và số lượng du khách tới đây tăng lên hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu thay vì chỉ có 240 người/năm như hiện nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã đề xuất xây tuyến cáp treo Sơn Đoòng.
Dưới góc độ của một người khai thác tiềm năng lợi ích di sản để phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trương An Ninh cho biết: "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được xem là "mỏ vàng" du lịch của Quảng Bình, nên phải được khai thác để phục vụ người dân Việt Nam và cộng đồng thế giới chứ không thể để phí".
Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã cho phép Tập đoàn Sun Group khảo sát để xây dựng tuyến cáp treo đưa du khách tham quan hang Sơn Đoòng trong vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Dự kiến, tuyến cáp treo này dài hơn 10km, điểm xuất phát từ trước cửa động Tiên Sơn, có các ga tại động Phong Nha, Thiên Đường, suối Trạ Ang và động Sơn Đoòng.
Cảnh quan tại hang Sơn Đoòng sẽ bị hủy hoại khi xây cáp treo?
Tuy nhiên, ngay từ khi ý tưởng xây dựng cáp treo vào hang Sơn Đoòng được đưa ra đã vấp phải nhiều ý kiến phản ứng mạnh mẽ từ phía những nhà nghiên cứu khi cho rằng xây dựng cáp treo ở đây là không phù hợp. PGS.TS Nguyễn Hiệu - Phó Trưởng khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, không đồng tình với việc xây cáo treo tại hang Sơn Đoòng bởi “Nó sẽ làm mất đi dáng vẻ nguyên sơ - một giá trị hết sức quan trọng và độc đáo của hang Sơn Đoòng. Dự án này có thể gây ra những tác động làm tổn hại đến hang Sơn Đoòng khi xây dựng công trình bởi đá vôi có đặc tính giòn, trong khối đá có rất nhiều khe nứt, một số trong đó theo thời gian bị quá trình rửa lũa hòa tan bởi nước có thể tạo nên những hang hốc ngầm. Thêm vào đó, với kích thước khổng lồ như vậy thì khối núi gần như bị rỗng, trần hang nhiều đoạn sẽ rất mỏng manh”.
Đồng quan điểm này, ông Vũ Lê Phương - Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, cho rằng dù cáp treo hoàn toàn đi bên trên và ngoài hang Sơn Đoòng nhưng việc thi công khoan móng ở bên cạnh cũng đủ gây ra chấn động dẫn đến sụp đổ trần hang. Không chỉ lo lắng về độ an toàn, phá vỡ kết cấu của hang Sơn Đoòng, nhiều chuyên gia cũng quan ngại đến việc biến đổi môi trường không khí, độ ẩm, nhiệt độ khi có quá nhiều người đến tham quan sẽ lại càng khiến di sản bị tàn phá.
Nhiều người đến tham quan, khám phá cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm tiếng ồn, nhiệt độ rồi không thể tránh khỏi việc du khách can thiệp đến các cảnh vật như khắc tên, ngồi, trèo, xả rác, thậm chí là đi vệ sinh bừa bãi… sẽ khiến nơi đây bị phá hủy một cách nhanh chóng. Điều này đã được chứng minh qua các bài học thực tế ở hang Đầu Gỗ, động Thiên Đường (Quảng Ninh) khi nhiều nhũ đá bị bẻ gãy, khắc tên chằng chịt. Mất đi vẻ đẹp tiềm ẩn, Sơn Đoòng có còn nét “quyến rũ”?
Trong những ngày gần đây, ngay khi thông tin cho phép khảo sát hang động này để tiến hành xây dựng tuyến cáp treo đã khiến cho dư luận càng thêm "dậy sóng" và phản đối gay gắt. Chiều 23/10, “Hội những người phản đối dự án cáp treo Sơn Đoòng” đã được lập ra trên mạng xã hội Facebook. Chỉ trong một thời gian ngắn, trang fanpage đã thu hút hàng nghìn lượt like và lấy chữ ký phản đối việc xây dựng cáp treo.
Ông Nguyễn Văn Mỹ - Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, nhận định: “Có thể cáp treo Sơn Đoòng sẽ hút du khách về Quảng Bình đông hơn, doanh thu nhiều hơn nhưng thương hiệu Sơn Đoòng và Phong Nha-Kẻ Bàng có thể sẽ giảm giá thê thảm bởi những ảnh hưởng đến môi trường khó có thể tránh được”. Một chuyên gia trong ngành du lịch cũng cho rằng, tự phá bỏ thế mạnh của mình để đổi lấy lợi nhuận tức thời không phải là cách thức phát triển du lịch bền vững và là một việc làm khôn ngoan.
Thế nên việc đưa di sản, di tích đến gần với nhân loại hơn luôn là một bài toán khó giải bởi nếu như không gắn liền với bảo tồn mà cứ khai thác ồ ạt sẽ khiến vẻ đẹp trở nên xô bồ và sẽ tự hủy hoại đi một kiệt tác của tự nhiên.
Bình luận của bạn