Hơn 2,4 tỷ người trên thế giới bị sâu răng không được điều trị
Tiền Giang: Chăm sóc nha khoa bằng cách bắt "con sâu răng"
10 sự thật thú vị về răng miệng
Già không lo... rụng răng
Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi
Theo GS. Wagner Marcenes – Viện Nha Khoa ở Queen Mary, Đại học London (Anh), tác giả nghiên cứu, đây là con số đáng báo động tình trạng sâu răng bị “bỏ quên” mặc dù con người đã biết cách để phòng ngừa và điều trị.
GS . Wagner Marcenes dẫn đầu một nhóm nghiên cứu nằm trong Dự án Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010. Họ đã phân tích 378 nghiên cứu liên quan đến 4,7 triệu người, được thực hiện từ năm 1990 – 2010.
Kết quả cho thấy, sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong tất cả 291 loại bệnh và chấn thương chính trên toàn cầu. Có 2,4 tỷ người trên thế giới bị sâu răng vĩnh viễn không được điều trị, 621 triệu trẻ em không được điều trị sâu răng sữa.
Ngạc nhiên hơn là ở một quốc gia phát triển như Anh, 1/3 dân số không được điều trị sâu răng. Tại Lithuania – một trong những nước khó khăn nhất, tỷ lệ này cao hơn gấp đôi (68%). Nhóm nghiên cứu dự đoán mỗi năm thế giới sẽ ghi nhận hơn 190 triệu trường hợp sâu răng mới.
GS. Marcenes cho biết sự gia tăng của tình trạng sâu răng đang ảnh hưởng đến khu vực châu Phi - vùng cận Sahara và nó có thể lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới.
Chế độ ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng do chế độ ăn
Theo GS. Marcenes, bệnh sâu răng gia tăng có thể là hậu quả của sự thay đổi trong chế độ ăn của các nước đang phát triển: Chuyển sang ăn theo kiểu phương Tây. Đây là một chế độ ăn nhiều đường – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về răng miệng.
Tại các nước phương Tây, các nguồn cung cấp nước thường được xử lý bằng chất hoá học fluoride. Việc cho thêm chất fluoride vào nước giúp cho răng kháng lại các vi khuẩn có thể gây sâu răng.
GS. Marcenes nhận định rằng các vấn đề sức khỏe về răng miệng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh sâu răng có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, người ta phải ăn thức ăn mềm hơn và dễ nhai hơn. Tuy nhiên, đồ ăn mềm lại thường chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe con người.
GS. Marcenes đang kêu gọi một “đáp ứng khẩn cấp mang tính xã hội” đối với vấn đề sức khỏe về răng miệng. Ông cho rằng chế độ ăn uống lành mạnh hơn là cách để thay đổi tình trạng sâu răng trên toàn cầu. Ngoài ra, GS. Marcenes còn kêu gọi phát triển những phương pháp chữa trị và vật liệu nhà khoa mới và ít tốn kém hơn.
Nghiên cứu có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Washington (Seattle, Mỹ) và Đại học Queensland (Australia).
Bình luận của bạn