Hay khát nước, đi tiểu nhiều có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Bạn nên cảnh giác với bệnh đái tháo đường nếu hay thấy khát, tiểu nhiều bất thường

Đái tháo đường: Đường huyết ổn có cần chia nhỏ bữa ăn không?

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và rối loạn mỡ máu

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên dùng thuốc nhỏ mắt?

Đái tháo đường biến chứng khó ngủ, nóng rát đầu ngón chân điều trị thế nào?

Trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, gần 70% cơ thể là nước. Do đó, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể từ 2 - 3 lít nước (ngoài lượng nước có trong thực phẩm). Bình thường, cơ thể sẽ bị mất nước qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Khi uống quá nhiều nước, cơ thể phải tăng đào thải qua đường tiểu là chủ yếu. Lượng nước tiểu bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính, nhưng nhìn chung với người trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 2 lít mỗi ngày.

Tình trạng khát nước sẽ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như khi bạn vận động, làm việc, chơi thể thao, thời tiết nóng bức, người bị cảm sốt, hoặc do uống nhiều đồ uống chứa caffeine… Nếu không có sự tác động của những yếu tố trên, việc bỗng nhiên uống nhiều, tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị bệnh.

 

Đúng là khi bị đái tháo đường, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu nhiều, hay thấy khát và uống nhiều nước hơn. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng đào thải đường qua nước tiểu, kéo theo mất đi một lượng nước lớn trong tế bào. Ngay lập tức, não bộ sẽ kích thích làm người bệnh cảm thấy khát nước để uống bổ sung, nhằm bù lại phần nước bị mất.

Nhưng ở người bệnh đái tháo đường, do đường từ máu không vào được tế bào nên cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ năng lượng để làm việc. Bên cạnh đó, tiểu nhiều, uống nhiều cũng là dấu hiệu khi mắc bệnh suy thận giai đoạn đầu, rối loạn tâm thần gây khát nước quá mức, bệnh đái tháo nhạt, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng bàng quang…

Do đó, để có kết luận chính xác nhất, bạn nên tới khám tại các bệnh viện lớn để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể. Nếu đúng là bạn đã mắc bệnh đái tháo đường, bạn có thể cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết, từ đó kiểm soát các triệu chứng hay khát, tiểu nhiều…

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm một số thảo dược như mạch môn, hoàng đằng, câu kỷ tử, hoài sơn, nhàu để giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh…

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Dược sĩ Yên Hoa

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu thêm về Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0981 238 218 - 0243 775 9865

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị