Hẹp động mạch vành nên điều trị thế nào?

Hẹp động mạch vành cần can thiệp sớm để tránh biến chứng

Mất thị giác do tắc tĩnh mạch võng mạc

Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Sống khỏe với một nhánh động mạch vành tắc hẹp 96%

Làm sao để phát hiện bệnh mạch vành?

Chào bạn!

Bệnh hẹp động mạch vành là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là do cholesterol dư thừa và chất vôi lắng đọng lên thành động mạch vành tạo ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa sẽ gây bít tắc động mạch gây hẹp lòng động mạch dẫn đến lượng máu đến nuôi tim không đủ làm tim sẽ không hoạt động tốt, người bệnh sẽ nguy cơ tử vong.

Trong điều trị hẹp động mạch vành, phương pháp điều trị chính thường là uống thuốc, phẫu thuật động mạch vành và đặt stent động mạch vành (can thiệp động mạch vành qua da), trong đó đặt stent động mạch vành và uống thuốc thường được sử dụng hơn. 

Nếu bị hẹp 50% một nhánh động mạch vành nghĩa là bạn đã có tình trạng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên mức độ hẹp này chưa nguy hiểm đến mức cần phải can thiệp (đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu mạch vành làm). Hiện tại chưa có thuốc hỗ trợ điều trị nào có khả năng làm hết hẳn hẹp động mạch vành. Nhưng uống thuốc có vai trò rất quan trọng để làm giảm tiến triển của bệnh. Bạn cần đến khám bác sỹ định kỳ và uống thuốc đều theo đơn. Bạn cũng cần thay đổi lối sống (bỏ thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực, tránh béo phì,…), kiểm soát số đo huyết áp, số đo đường huyết, số đo mỡ máu để ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Ngoài sử dụng các biện pháp can thiệp nội khoa và ngoại khoa để điều trị bệnh mạch vành bạn có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng chuyên biệt dành cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Với thành phần là các thảo dược thiên nhiên như Hoàng bá, Đỏ ngọn, Đan sâm... có tác dụng chốngviêm mạch vành và hạ cholesterol rất tốt. Không chỉ vậy, các thảo dược này còn giúp ổn định các mảng xơ vữa, tăng cường tuần hoàn mạch vành để giúp đi các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bạn có thể kham khảo để sử dụng. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

GS.TS Phạm Gia Khải - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị