Làm sao để phát hiện bệnh mạch vành?

Điện tâm đồ là biện pháp đơn giản nhất để tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành

Bị bệnh mạch vành, quan hệ tình dục có nguy hiểm?

30 tuổi bạn đã bắt đầu bị bệnh mạch vành?

Muốn phòng bệnh mạch vành - đừng quên tập thể dục

Người bị bệnh mạch vành lưu ý gì khi du xuân, đón Tết?

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết:

Chào anh!

Bệnh mạch vành là bệnh lý lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch. Đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi cơ tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. 

Theo ước tính hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị bệnh động mạch vành và hàng năm có thêm khoảng 350.000 người bị đau thắt ngực mới. Tỷ lệ này ở các nước phát triển khác cũng rất đáng lo ngại. 

Để chẩn đoán bệnh mạch vành, anh cần đến bệnh viện để thăm khám. Bác sỹ có thể yêu cầu anh làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định xem anh có bị mạch vành hay không, như:

- Điện tâm đồ

- Xét nghiệm máu

- Siêu âm tim: Siêu âm tim giúp bác sỹ chẩn đoán rối loạn vận động vùng (nếu có), đánh giá chức năng thất trái (đặc biệt sau nhồi máu cơ tim) và các bệnh lý tổn thương van tim kèm theo hoặc giúp cho các bác sỹ chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác. 

- Điện tâm đồ gắng sức là phương pháp ghi lại những thay đổi của trái tim khi anh phải hoạt động gắng sức. Ở một số người, dù có bị hẹp động mạch vành nhưng máu vẫn đủ khả năng để nuôi dưỡng cho phần cơ tim nên có thể sẽ không phát hiện được những biến đổi trên các biện pháp xét nghiệm thông thường như (điện tâm đồ, phóng xạ đồ, siêu âm tim…). Khi phải gắng sức, đòi hỏi nhu cầu cao hơn thì nơi động mạch vành bị hẹp sẽ không đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ tim phía sau và khi đó bác sỹ mới phát hiện ra những thay đổi của việc thiếu máu cơ tim. Điện tim đồ gắng sức là một biện pháp hữu hiệu. Qua đó bác sỹ có thể xác định xem anh có bị bệnh động mạch vành hay không và mức độ như thế nào. Ngoài ra, bác sỹ có thể yêu cầu anh thông tim và chụp mạch vành. Đây là biện pháp tốt nhất và hiện đại nhất cho phép chẩn đoán bệnh lý động mạch vành. 

Khi phát hiện bệnh mạch vành, anh cần đến khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần, đồng thời thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, anh cũng có thể sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra… để giúp ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tái xuất hiện bởi vì phẫu thuật chỉ là phương pháp tạm thời chứ không phải là điều trị khỏi bệnh.

Nhờ tác động chống oxy hóa, các hoạt chất sinh học này còn giúp tăng sự ổn định mảng xơ vữa để tránh nó nứt vỡ gây tắc mạch và ngăn ngừa tổn thương lòng động mạch vành. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol làm dày mảng xơ vữa và hình hành cục máu đông. Với sự phát triển của y học hiện đại, các hoạt chất này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn.

Chúc anh và gia đình luôn khỏe mạnh!

Huyền Thương H+ 




Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị