Chi phí đặt stent là bao nhiêu khi có bảo hiểm y tế?
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Bố tôi 72 tuổi, gần đây mới được chỉ định phải đặt stent mạch vành. Tôi không biết ở Hà Nội có bệnh viện nào đặt stent tốt? Tôi cũng muốn hỏi thêm trường hợp bố tôi có BHYT 100%, nếu đúng tuyến thì BHYT có thể chi trả tối đa bao nhiêu? Nếu trái tuyến thì chi phí được thanh toán là bao nhiêu? Mong chuyên gia tư vấn giúp! (minhminh**@gmail.com)
ThS.BS. Lê Đức Việt - chuyên khoa tim mạch từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trả lời:
Chào bạn!
Bố của bạn phải đặt stent động mạch vành, điều này có nghĩa là tình trạng hẹp mạch vành của bác đã ≥ 70%. Về lợi ích của việc đặt stent có thể giúp cải thiện dòng máu tới nuôi tim, giúp ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim và suy tim tiến triển.
Khi đặt stent, trên lý thuyết, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như dị ứng thuốc cản quang, chảy máu, xuất huyết, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, những rủi ro này thường khá hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỷ lệ nhỏ.
Phẫu thuật đặt stent có thể được thực hiện tại các bệnh viện lớn
Bạn có thể yên tâm chọn các bệnh viện lớn tại Hà Nội để làm phẫu thuật cho bố. Tôi thấy các bệnh viện, các trung tâm y tế hiện nay đều tốt cả. Như tại Bệnh viện Xanh Pôn, các bác sỹ chúng tôi chưa gặp các rủi ro như vậy bao giờ. Các ca đặt stent đều diễn ra thành công và thuận lợi.
Về vấn đề chi phí, thông thường đặt 1 stent sẽ có chi phí khoảng từ 70 - 80 triệu/stent do đây là một phẫu thuật cao cấp, cần nhiều công cụ tốn kém. Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả cho gia đình, chi phí có thể giảm xuống còn khoảng 30 - 35 triệu. Như vậy có thể thấy bảo hiểm chi trả cho 1 stent là khá cao, có thể tới 46 triệu. Phần còn lại gia đình sẽ phải tự lo liệu.
Còn ví dụ trong trường hợp bố bạn có BHYT ở tuyến huyện, nhưng muốn chuyển tuyến lên Bệnh viện Xanh Pôn chẳng hạn, bước đầu bác sẽ mất khoảng 200.000 tiền khám bệnh. Khi thăm khám, nếu bác sỹ thấy bác bắt buộc phải nhập viện để điều trị, thì lúc đó gia đình có thể đề nghị làm bảo hiểm thông tuyến để bác được tính BHYT cho lần đặt stent đó.
Nếu bác ở tuyến huyện nhưng lại lên thẳng các bệnh viện lớn, tuyến trung ương thì lại không được áp dụng BHYT như vậy. Theo quy trình bắt buộc bác phải chuyển tuyến dần dần như vậy.
Một lưu ý khác với gia đình là sau đặt stent thì bác vẫn có nguy cơ tái tắc hẹp trở lại nếu không chăm sóc tốt. Do đó, sau can thiệp, gia đình nhắc bác tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Về chế độ ăn, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết sau: Người sau đặt stent mạch vành nên ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng một số thảo dược thiên nhiên như chiết xuất thông Dahurian cũng được coi là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh sau đặt stent. Thảo dược này đã được Viện Hàn lâm Khoa học Nga chứng minh có thể giúp tăng lưu thông máu đến tim, chống cục máu đông, ngăn ngừa mảng xơ vữa, từ đó giúp bảo vệ stent, giảm nguy cơ tái tắc hẹp sau can thiệp.
Thông tin về chiết xuất này, bác có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Bình luận của bạn