Chỉ nên dùng statin theo đúng hướng dẫn của bác sỹ
Statin làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi
Statin làm chậm khởi phát ung thư tuyến tiền liệt
Statin làm tăng 47% nguy cơ đái tháo đường
Thuốc statin có ích cho người đái tháo đường
Khi nào dùng statin?
Bình thường chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200mg%, cholesterol xấu (LDL-C) nhỏ hơn 130mg%, cholesterol tốt (HDL-C) lớn hơn 45mg% (từ 45 - 60mg%). Khi các chỉ số này tăng nhưng chưa quá cao thì coi là “nằm trong giới hạn”. Khi các chỉ số lipid- máu vượt quá ngưỡng: Cholesterol toàn phần từ 240 mg% trở lên, LDL-C từ 160 mg% trở lên và HDL-C dưới 35mg% thì mới coi là “có sự rối loạn lipid- máu thực sự ” cần dùng thuốc. Tuy nhiên, theo quan niệm mới, các chỉ số lipid- máu chỉ có tính tham chiếu. Việc dùng statin phải xét đến nguy cơ tim mạch toàn cục.
Rối loạn lipid máu là một trong các nguyên nhân gây vữa xơ mạch vành, dẫn đến các bệnh tim mạch (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối, tai biến mạch máu não). Ở người tăng cholesterol máu nhưng chưa có biểu hiện xơ vữa mạch vành thì dùng statin để phòng tai biến tim mạch tiên phát (giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, nguy cơ tử vong tim mạch). Ở người tăng cholesterol máu và đã có biểu hiện xơ vữa mạch vành thì dùng statin để giảm các tai biến tim mạch thứ phát (làm chậm quá trình tiến triển xơ vữa, giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp, giảm tử vong tim mạch).
Như vậy, statin có công dụng kép: chữa rối loạn lipid- máu, dự phòng các biến cố bệnh tim mạch. Để dùng đúng, trước khi dùng statin cần loại trừ các trường hợp tăng cholesterol do các nguyên nhân khác (đái tháo đường, thiểu năng giáp, hội chứng thận hư, bệnh gan- tắc mật...), cần kiểm tra chỉ số lipid- máu, quan trọng nhất là LDL-C, cần đánh giá đúng các nguy cơ tim mạch. Việc dùng statin khó, tinh tế (đặc biệt ở người rối loạn lipid- máu kèm theo bệnh tim mạch). Người bệnh không thể căn cứ vài biểu hiện, kết quả xét nghiệm, theo mách bảo của người bệnh khác mà tự ý dùng được.
Những tác dụng phụ của statin
- Gây tiêu cơ vân: Thuốc gây tổn thương, tiêu cơ vân, giải phóng ra các chất bên trong tế bào trong đó có myoglobulin. Myoglobulin làm nghẽn thận dẫn đến suy thận, tử vong. Yếu tố thuận lợi làm xuất hiện, tăng nặng tai biến này là: người vốn có bệnh viêm cơ lan tỏa, bị nhiễm khuẩn nặng, hạ huyết áp, có các tổn thương lớn, có bất thường về chuyển hóa, đặc biệt khi dùng phối hợp với các fibrat (như gemfibrozyl). Mức độ gây tai biến khác nhau: rất nặng với cervivastatin (chất này đã bị cấm), trung bình với rosuvastatin (Hội tiêu dùng Mỹ khiếu nại, song FDA chưa có ý kiến), hiếm khi xảy ra với simvastatin. Nhìn chung, các statin còn lưu hành trên thị trường, ở liều điều trị thường ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên có cảnh báo: không nên dùng statin phối hợp với fibrat. Khi dùng, nếu thấy các dấu hiệu như đau nhức các bắp thịt, yếu cơ, co cơ, mệt mỏi, nước tiểu có màu đỏ... thì tạm dừng hoặc ngừng hẳn thuốc (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).
- Với gan: Statin chuyển hóa và tác dụng chủ yếu ở gan, không gây tích lũy, gây độc cho gan. Tuy nhiên, có một số người dùng statin bị tăng enzym gan (transaminase), sau khi ngừng thuốc enzym gan sẽ trở về mức bình thường nhưng cũng có người enzym gan tăng bất thường và không trở lại mức bình thường. Để tránh tai biến và để đánh giá khả năng dung nạp thuốc, phải kiểm tra enzym gan trước khi dùng, và định kỳ mỗi 4 tuần (trong ít nhất 1 năm) trong thời gian dùng. Nếu thấy enzym gan tăng bất thường thì nên ngừng dùng statin. Thận trọng với người nghiện rượu, suy gan, viêm gan- tắc mật (chức năng gan suy giảm, thuốc khó dung nạp, chuyển hóa).
- Với gân Achiless: Gần đây, một nghiên cứu hồi cứu của Đại học Rouen Pháp (trên 4.597 người) thấy có khoảng 1,32% người bị tổn thương gân Achiless trong đó có 63% bị tai biến này sau hơn một năm dùng thuốc. Vì tai biến chỉ xảy ra trong điều kiện dùng lâu dài, tỷ lệ rất thấp, nên tuy cần lưu ý, nhưng không nên tự ý ngừng thuốc.
Dùng thuốc sao cho hiệu quả?
Ngoài việc tránh tác dụng phụ, cần có cách dùng thích hợp để thuốc có hiệu quả. Về liều lượng, tùy theo yêu cầu cần giảm lượng LDL-C nhiều hay ít mà quyết định dùng liều lớn hay nhỏ. Nhưng cũng không vì các chỉ tiêu này mà tăng liều statin quá mức. Liều của các statin khởi đầu và duy trì được giới thiệu trong các tài liệu hướng dẫn kèm theo thuốc là liều an toàn. Trong quá trình điều trị, cứ mỗi 4 tuần một lần phải kiểm tra HLD-C và điều chỉnh liều statin nếu thấy cần thiết. Thầy thuốc lúc đầu thường cho liều thấp, sau tăng lên đến liều có hiệu lực rồi duy trì. Người bệnh cần khám định kỳ, chứ không phải chỉ khám một lần, rồi dùng mãi theo đơn cũ.
Do việc sinh tổng hợp cholesterol nhiều về ban đêm, ít về ban ngày, nên tốt nhất là dùng thuốc một lần trước khi ngủ. Nếu dùng liều cao thì có thể chia ra 3 lần (50% tổng liều dùng 2 lần ban ngày, 50% tổng liều dùng một lần ban đêm).
DS. Bùi Văn Uy
Bình luận của bạn