Hiệu quả của châm cứu và những trường hợp không nên châm cứu

Châm cứu tốt cho những ai?

Châm cứu có chữa khỏi bệnh động kinh không?

Châm cứu có tốt cho phụ nữ mãn kinh?

Có nên châm cứu để giảm cân, giảm béo?

Vì sao châm cứu giúp giảm đau hiệu quả?

Các thầy thuốc sử dụng liệu pháp châm cứu để giảm đau và điều trị một số tình trạng nhất định. Nó có thể được coi là một phần của chương trình điều trị.

Các nghiên cứu chỉ ra kết quả đầy hứa hẹn của châm cứu trong việc điều trị chứng buồn nôn, nôn mửa liên quan đến quá trình mang thai, hóa trị, đau sau phẫu thuật…

Nhìn chung, châm cứu hữu ích cho những người:

- Phục hồi sau đột quỵ

- Đau đầu

- Chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt 

- Hội chứng khuỷu tay (tennis elbow)

- Đau xơ cơ (Fibromyalgia)

- Đau cân cơ (Myofascial)

- Đau thắt lưng

- Hội chứng ống cổ tay

- Hen suyễn

- Nghiện ma túy

- Đau răng

- Đau do lao động…

Khi nào nên châm cứu?

Châm cứu thường ít gây tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn nên thường được coi là phương pháp thích hợp để thay thế thuốc giảm đau hoặc steroid. Châm cứu cũng được coi như một biện pháp hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Bạn nên thảo luận về việc áp dụng phương pháp này với các bác sỹ hoặc chuyên gia y tế.  

Châm cứu nhìn chung rất an toàn và không gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kim không vô khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng. Ở một số điểm nhất định, nếu kim châm quá sâu có thể ảnh hưởng đến gan, túi mật hoặc mạch máu. Do vậy, bạn nên tìm đến những thầy thuốc giàu kinh nghiệm, các chuyên gia hoặc bác sỹ được đào tạo bài bản để châm cứu.

Cần châm cứu tại những cơ sở uy tín

Ai không nên châm cứu?

 - Người bị rối loạn chảy máu hoặc máu loãng không nên châm cứu vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

- Do kích thích điện của kim ảnh hưởng không tốt với máy tạo nhịp tim và các thiết bị điện khác nên những bệnh nhân đang sử dụng các thiết bị điện tử để điều trị bệnh tim mạch không nên châm cứu.

- Phụ nữ có thai nên tham vấn ý kiến bác sỹ.

- Những người bệnh đang điều trị các bệnh mạn tính hoặc ung thư không nên bỏ qua các cách trị bệnh thông thường, chỉ phụ thuộc vào châm cứu để chữa bệnh hoặc giảm đau.

Hoài Thương H+ (Theo WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội