5 biện pháp tự nhiên giúp ngăn chặn cơn ho

Những cơn ho dai dẳng gây khó chịu cho bản thân bạn lẫn những người xung quanh

Ho khan có phải biểu hiện của suy tim?

Ho có đờm lâu ngày làm sao trị khỏi?

Trẻ ho có đờm, sốt có nên dùng siro ho và thuốc hạ sốt?

Điểm mặt 8 "thủ phạm" gây ho mạn tính

Mật ong

Một nghiên cứu cho thấy mật ong có thể được coi là loại thuốc ho tự nhiên. Mật ong có thể làm tan lớp đờm dày và cũng giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Mật ong có một lượng lớn các chất kháng khuẩn, giúp làm giảm thời gian tác động của vi khuẩn lên cơ thể bạn.

Nguyên liệu: 1 thìa mật ong (nguyên chất).

Hướng dẫn: Khi bạn bị ho lâu và có đờm trong cổ họng, hãy uống 1 thìa mật ong nguyên chất 3 lần/ngày. Nếu cơn ho làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, hãy uống 1 thìa mật ong trước khi đi ngủ.

Bạn cũng có thể thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào 1 cốc nước ấm cùng vài giọt nước cốt chanh, khuấy đều và uống khi còn ấm. Đây là cách ngăn chặn cơn ho có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Trẻ dưới 2 tuổi không nên uống nhiều hơn 1 thìa mật ong 1 ngày vì có thể bị ngộ độc

Rễ cam thảo  

Rễ cam thảo có thể làm mềm chất nhầy và đờm, từ đó giúp loại bỏ các chất nhầy và đờm trong cổ họng. Glycyrrhizin có trong rễ cam thảo giúp nó có vị ngọt tự nhiên. Rễ cam thảo làm giảm đau nhức và làm mềm các chất nhầy, đờm trong cổ họng.

Không nên sử dụng rễ cam thảo nếu có bất kỳ vấn đề nào ở thận, hoặc đang sử dụng steroid

Nguyên liệu:

- Rễ cam thảo khô

- Nước sôi.

Hướng dẫn: Đổ nước sôi vào 1 cái cốc, cho 2 thìa rễ cam thảo vào. Đậy nắp và chờ từ 15 đến 20 phút. Uống 2 lần 1 ngày.

Siro gừng

Gừng là một loại thảo dược tự nhiên có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị bệnh. Gừng có thể được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm giảm các chất nhầy trong phổi bằng cách làm cho chúng mềm ra.

Gừng giúp ngăn chặn ngứa họng, rát họng do các cơn ho khan.

Thành phần:

- 4 thìa gừng đã băm nhỏ hoặc nghiền nát

- 2 thìa bạc hà khô

- 3 cốc nước

- 10 thìa mật ong

Hướng dẫn: Đổ 3 cốc nước vào 1 cái bình, thêm 4 thìa gừng và 2 thìa bạc hà vào rồi đun sôi. Khi hỗn hợp sôi, chuyển sang đun nhỏ lửa cho tới khi lượng nước còn một nửa. Để nguội rồi trộn đều hỗn hợp trên cùng 10 thìa mật ong. Đổ hỗn hợp siro vào chai và giữ nó trong tủ lạnh. Uống 1 thìa cà phê siro gừng sau mỗi 2 tiếng để làm giảm cơn ho. Siro gừng có thể để được trong hơn 3 tuần.

Tinh dầu

Thêm vài giọt tinh dầu trà, tinh dầu bạc hà hay lá bạc hà vào nước nóng, rồi hít ngửi hơi nước, sẽ giúp giảm ho hiệu quả.

Thành phần:

- Nước sôi

- 2 đến 3 giọt tinh dầu trà

- 1 thìa cà phê bạc hà khô

- 2 đến 4 giọt tinh dầu bạc hà

Hướng dẫn: Đổ nước sôi vào 1 cái bát cỡ vừa. Thêm tinh dầu trà, lá bạc hà, tinh dầu bạc hà và chờ 30 đến 50 giây rồi khuấy nhẹ. Nghiêng người xuống miệng bát và hít hơi nóng trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Bạn có thể trùm đầu bằng một chiếc khăn để tập trung hơi nóng. Đừng cố gắng quá khả năng chịu nhiệt của bản thân vì hơi nóng có thể khiến bạn bị bỏng. Có thể lặp lại phương pháp này từ 2 đến 3 lần một ngày.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Muối có thể giúp ngăn ngừa viêm họng, ngăn chặn các cơn ho và làm mềm chất nhầy trong cổ họng.

Nước muối làm mềm lớp đờm và đưa chúng ra khỏi các mô viêm khi ho

Thành phần:

- 1 cốc nước ấm

- 1 thìa muối

Hướng dẫn: Hòa tan muối với nước ấm trong 1 chiếc cốc. Súc miệng trong khoảng 10 đến 20 giây, nhổ hỗn hợp ra rồi lại lặp lại đến khi hết cốc nước. Súc miệng lại lần cuối bằng nước thường. Phương pháp này có thể áp dụng từ 3 đến 5 lần một ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Xtremerain)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng