Ho kéo dài cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Hen suyễn: Nếu bạn thở khò khè và khó thở, kèm theo tình trạng ho kéo dài, có thể bạn đã bị hen suyễn. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Viêm phế quản: Cảm lạnh kèm ho kéo dài và không hề giảm trong hơn 2 - 3 tuần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm phế quản. Tuy nhiên, trường hợp này cũng có thể là một phản ứng dị ứng.
Tái phát viêm amidan: Ho kèm với đau họng và khó khăn trong việc nuốt thức ăn là những dấu hiệu của viêm amidan tái phát. Hãy nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
Viêm xoang: Bạn thường bị đau họng và sung huyết vào ban đêm, cùng với ho kéo dài thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm xoang. Một số dấu hiệu phổ biến khác của viêm xoang bao gồm: Sốt, đau ở xương mặt và nghẹt mũi.
Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng có thể làm xuất hiện các dấu hiệu như ho kéo dài, kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi và đau đầu. Tình trạng này có thể do các phản ứng dị ứng, vì thế hãy tránh xa những nguyên nhân có thể làm bạn bị dị ứng.
Lệch vách ngăn mũi: Không nhiều người biết rằng, ho kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng lệch vách ngăn mũi (DNS). Các dấu hiệu của DNS gồm nghẹt mũi, chảy máu cam hoặc đau đầu.
Trào ngược dạ dày thực quản: Trong một số trường hợp hiếm gặp, ho kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược thực quản. Những triệu chứng khác của bệnh này gồm: Đau ngực và đau dạ dày.
Viêm phổi: Nếu bị ho kéo dài kèm theo có đờm, có thể bạn đang bị viêm phổi. Những triệu chứng đặc trưng của viêm phổi gồm: Nước mũi xanh, sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.
Bệnh Sarcoid (phát triển và tăng trưởng khối tế bào viêm): Bệnh sarcoid thường ảnh hưởng tới phổi, da và có biểu hiện là tình trạng ho kéo dài. Một số triệu chứng phổ biến khác của bệnh Sarcoid gồm: Khó thở, phát ban da và rỗ móng tay.
Bệnh lao: Trường hợp bị ho khan kéo dài, dẫn đến ho có đờm không đỡ sau 3 tuần, có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể ho ra máu.