Mật ong: Với tính kháng khuẩn tự nhiên, mật ong có thể hỗ trợ giảm ho khan về đêm lẫn ho vào ban ngày. Nước ấm hoặc trà pha mật ong cũng giúp làm dịu cổ họng bị kích ứng do ho khan.
Nghệ: Curcumin là hoạt chất chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn mạnh mẽ có trong nghệ. Sử dụng nghệ có thể giúp cải thiện tình trạng ho khan hiệu quả. Để hấp thụ curcumin tốt hơn, bạn nên kết hợp nghệ với hạt tiêu đen: Thêm 1 thìa cà phê bột nghệ với 1 xíu hạt tiêu đen, pha với nước nóng rồi thưởng thức.
Gừng: Nghiên cứu cho thấy, gia vị cay nồng này có khả năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm cơn đau và khó chịu thường gặp do ho khan, đau họng. Đó là nhờ gừng có tính kháng khuẩn, giảm viêm mạnh mẽ. Bạn có thể dùng gừng tươi thát lát, hãm cùng nước nóng thành trà, kết hợp thêm mật ong để giảm ho khan hiệu quả.
Bạc hà: Trong loài cây này có chứa menthol, một chất tinh dầu có thể gây tê các dây thần kinh ở cổ họng đang bị kích ứng, gây ra kho khan. Uống trà bạc hà, nhất là trước khi đi ngủ, giúp giảm đau tạm thời và giảm cơn ho khan về đêm.
Tỏi: Người bị ho khan do cảm lạnh nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống trong thời gian phục hồi. Bên cạnh khả năng kháng virus lẫn vi khuẩn, dùng tỏi thường xuyên còn hỗ trợ ổn định huyết áp và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cỏ xạ hương (thyme): Đây là gia vị thường được dùng trong các món đồ Âu nhưng cũng khá dễ trồng ở nước ta. Trong cỏ xạ hương chứa thymol, chất có khả năng chống co thắt, giúp thư giãn các cơ trơn ở cổ họng. Bạn chỉ cần hãm vài nhánh cỏ xạ hương khô trong nước sôi là đã có một ly trà giảm ho khan tại nhà.
Trà masala: Không chỉ là thức uống hấp dẫn mang hương vị Ấn Độ, trà masala còn phù hợp với người đang bị ho khan, đau họng. Trong trà masala có đinh hương, quế và bạch đậu khấu, đây đều là những gia vị có khả năng chống oxy hóa và giảm viêm mạnh mẽ.
Hương nhu: Cây hương nhu cũng là một thảo dược có nhiều lợi ích sức khỏe theo y học cổ truyền. Bạn có thể pha trà với lá hương nhu, hoặc thêm vài giọt tinh dầu hương nhu vào máy xông tinh dầu hoặc để xông mũi.
Súc miệng với nước muối: Súc miệng với nước muối ấm giúp làm dịu cảm giác ngứa rát, đau họng do ho khan. Nước muối sinh lý cũng hỗ trợ ức chế các vi khuẩn có hại trong khoang miệng và cổ họng.
Dùng tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có mùi hương sảng khoái và khả năng hỗ trợ làm dịu cơn ho khan. Ngoài sử dụng ở dạng xịt hoặc ống hít mũi, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào tô nước nóng để xông mũi.