Đệm (nệm): Nghiên cứu phát hiện, đa số các phòng ngủ có từ 3 tác nhân gây dị ứng trở lên. Mạt bụi gây dị ứng là những sinh vật tí hon chỉ được nhìn thấy qua kính hiển vi, thích trú ngụ trong đệm và ga giường của bạn. Để hạn chế dị ứng, bạn nên giặt ga giường với nước nóng hàng tuần, sấy và phơi thật khô. Với đệm, hãy bọc bằng tấm phủ nylon có khả năng chống dị ứng.
Thảm: Mức độ tác nhân gây ô nhiễm ở những ngôi nhà dùng thảm trải sàn cao hơn hẳn nhà lát gỗ hay đá. Bạn nên hút bụi hàng tuần bằng sản phẩm có bộ lọc HEPA để giảm bụi mịn có trong thảm và không khí. Bạn cũng nên thay giày, dép khi đi vào nhà để không mang theo tác nhân gây dị ứng.
Đồ chơi: Ở gia đình có trẻ nhỏ, những loại thú nhồi mông mà trẻ thích ôm ấp thường chứa đầy tác nhân gây dị ứng. Cha mẹ nên giặt, phơi chúng đều đặn, nếu có thể hãy sử dụng nhiệt độ cao để có thể diệt hết mạt bụi tích tụ trong đó.
Quạt trần: Quạt trần giúp không khí mát mẻ lưu thông trong phòng, nhưng các cánh quạt cũng khiến phấn hoa, bụi phát tán khắp hơi. Các tác nhân gây dị ứng này là nguyên nhân khiến bạn hắt hơi, sụt sịt, chảy nước mũi, ho. Các gia đình nên lau quạt trần đều đặn, vệ sinh cánh quạt với khăn ẩm cho sạch bụi.
Bộ lọc: Các thiết bị như máy sưởi, điều hòa, cửa thông gió… đều có bộ lọc với nhiệm vụ giữ lại các tác nhân gây dị ứng, ngăn chúng phát tán ra không khí. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh định kỳ, bộ phận này có thể bị tắc nghẽn và hoạt động kém hiệu quả. Màng lọc này cần được thay với hoặc vệ sinh định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưới cửa sổ: Một số gia đình lắp đặt lưới chống muỗi và côn trùng cho cửa sổ, nhưng vẫn đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Tuy nhiên, các loại lưới này không thể ngăn ngừa bụi mịn, phấn hoa thổi vào nhà. Bạn nên vệ sinh lưới cửa sổ 2 lần/năm, vào mùa xuân và mùa thu để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bám trên đó.