Trà hoa cúc: Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất chống viêm, hỗ trợ làm dịu cổ họng, đồng thời tạo ra cảm giác thư thái cho những ngày Tết tiệc tùng liên miên. Bạn nên dùng trà hoa cúc trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Không chỉ giúp giảm đau rát họng, thức uống này còn giúp bạn làm ấm cơ thể.
Trà bạc hà: Tinh dầu menthol trong lá bạc hà có công dụng như một chất chống nghẹt mũi tự nhiên. Thưởng thức một ly trà bạc hà ấm giúp bạn đẩy lùi tình trạng khó chịu do viêm đường hô hấp, trong đó có đau họng.
Trà cam thảo: Cam thảo là một loại thảo mộc rất phổ biến và đã được sử dụng thường xuyên trong y học cổ truyền. Cam thảo có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, người đang dùng thuốc trị huyết áp, tim mạch không nên uống trà cam thảo.
Nước chanh mật ong ấm: Kết hợp hai nguyên liệu dễ kiếm trong bếp là mật ong và chanh, bạn có thể pha một ly nước ấm làm nhuận họng, giảm đau rát. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, kết hợp với lượng vitamin C nhỏ trong chanh giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn.
Trà nghệ: Nghệ là gia vị giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Một ly nước nhỏ có thể giúp tăng cường miễn dịch cho đường hô hấp nhanh chóng. Bạn có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ đun với nước tới khi sôi, đun liu riu 10 phút rồi thưởng thức.
Trà cỏ xạ hương (thyme): Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, là gia vị quen thuộc cho các món Âu. Gia đình có trồng cây cỏ xạ hương có thể tận dụng để pha trà hỗ trợ giảm viêm họng, đau rát họng.
Trà quế: Quế có vị cay nồng, pha thành trà không chỉ giúp làm ấm người mà còn hỗ trợ làm dịu cổ họng, đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh cho đường thở.