Hoạt tính chống oxy hóa của cà phê có thay đổi khi chế biến?
Cách phân biệt cà phê bẩn và cà phê sạch
Cơ hội cà phê miễn phí cho cả triệu người!
Uống cà phê – Giảm tái phát ung thư vú
Video: Cà phê liệu có giết chết bạn?
Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng quá trình rang có thể phá hủy chất chống oxy hóa acid chlorogenic có trong hạt cà phê xanh do phản ứng Maillard (phản ứng tạo mùi vị và màu nâu caramen cho cà phê). Acid chlorogenic được chứng minh là có khả năng làm giảm tác hại của các gốc tự do lên tế bào.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Monash và Đại học Melbourne (Australia) chứng minh điều ngược lại. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi đặc tính chống gốc tự do và chống oxy hóa của cà phê từ khi còn ở dạng hạt cho đến khi được pha chế.
Họ thấy rằng quá trình thay đổi các chất chống oxy hóa có trong cà phê là “vô cùng phức tạp”. Các polyphenol (có đặc tính chống oxy hóa) trong hạt cà phê xanh được chuyển đổi thành một loạt hợp chất mới trong quá trình rang, nghiền và pha chế (nấu chín). Tuy nhiên, sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu thấy rằng hoạt tính chống oxy hóa, chống gốc tự do của cà phê vẫn được giữ nguyên khi nấu chín.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLoS One.
Bình luận của bạn