Bệnh Parkinson có mối quan hệ gì với ruột?

Vi khuẩn sống trong đường ruột có thể ảnh hưởng đến bệnh Parkinson

7 sự thật về chứng rối loạn tâm thần ở người bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có chữa được không, điều trị như thế nào?

Bệnh Parkinson có chữa được không, điều trị như thế nào?

Tập thể dục có làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson?

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Theo ước tính của các nhà khoa học, có hơn 1 triệu người đang sống chung với bệnh Parkinson ở Mỹ và khoảng 60.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở những người từ 50 tuổi trở lên. 

Parkinson là một bệnh tiến triển của hệ thần kinh, trong đó các tế bào thần kinh và một số cấu trúc khác nằm sâu trong não bắt đầu thoái hóa đi. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến các tế bào thần kinh và giúp chúng hoạt động bình thường. Do đó, trước đây phần lớn các nghiên cứu về bệnh Parkinson đã tập trung vào hệ thần kinh và não.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu chuyển sự chú ý của họ sang trục não - ruột. Đường tiêu hóa có liên kết chặt chẽ với não bộ, nên các nhà khoa học dùng cụm từ “Trục não - ruột” khi đề cập đến mối quan hệ của hai cơ quan này. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ cách thức mà ruột giao tiếp với não. Ruột có thể giao tiếp với não thông qua hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết và các cơ chế tín hiệu được xây dựng trong hệ thống miễn dịch. Não bộ tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột. Ngược lại, hệ vi sinh vật đường ruột (microbiome) cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi ở não bộ. Điều này đã khiến các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vì sao hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò trong các bệnh thần kinh và từ đó tìm ra phương pháp điều trị. 

Một nghiên cứu đã theo dõi một nhóm bệnh nhân trải qua quy trình loại bỏ các phần của dây thần kinh phế vị (đây là dây thần kinh chạy khắp cơ thể giúp não giao tiếp với ruột). 5 năm sau cuộc phẫu thuật, bác sỹ phát hiện ra những bệnh nhân này có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 40% so với những người có dây thần kinh phế vị bình thường. 

Trong một nghiên cứu khác, được tiến hành trên những con chuột được lai tạo dễ mắc bệnh Parkinson, các nhà nghiên cứu đã thấy các triệu chứng của Parkinson tăng lên khi những con chuột được cấy mẫu phân từ bệnh nhân Parkinson. Điều này đã không xảy ra ở những con chuột được cấy mẫu phân từ những người trưởng thành khỏe mạnh.

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng các khối protein bất thường hình thành trong não của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson cũng có trong ruột. Và từ khi bác sỹ James Parkinson lần đầu tiên xác định căn bệnh này vào năm 1817, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã lưu ý rằng các triệu chứng như táo bón và rối loạn tiêu hóa khác thường phát triển ở bệnh nhân Parkinson trước vài năm khi họ có những triệu chứng bất thường về thần kinh. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự suy đoán ngày càng tăng rằng bệnh Parkinson bắt nguồn từ ruột và lây lan lên não. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailyjournalonline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị