Áp dụng vật lý trị liệu cho người bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson có thể áp dụng vật lý trị liệu để điều trị bệnh

Làm sao để đối phó với tình trạng run tay chân?

Sâm Ấn Độ có lợi ích gì cho người bệnh Parkinson?

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson ẩn trong giọng nói

Bệnh Parkinson xảy ra do các tế bào thần kinh bị tổn thương?

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Parkinson

Các triệu chứng bệnh Parkinson xảy ra do sự suy giảm dopamine - các chất dẫn truyền thần kinh điều khiển khả năng vận động của cơ thể trong não. Các nhà khoa học cho rằng sự kết hợp của yếu tố di truyền và ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh Parkinson. Các phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật… chỉ có thể làm giảm các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp cho người bệnh.

Tuy nhiên, do Parkinson là một bệnh tiến triển dần theo thời gian, các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp có xu hướng trở nên trầm trọng hơn và hiệu quả của các loại thuốc cũng giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc đã được chứng minh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ảo giác, hoang tưởng và các rối loạn vận động không tự chủ khác.

Có nhiều biện pháp điều trị Parkinson như dùng thuốc, kích thích não sâu...

Liệu pháp kích thích não sâu cũng có hiệu quả trong việc làm giảm một số triệu chứng. Tuy nhiên, đối với hầu hết người bệnh Parkinson, kích thích não sâu là chưa đủ mà người bệnh cần kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường khả năng vận động, tăng tính tự lập cho người bệnh.

Cụ thể, các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng vận động, giúp người bệnh Parkinson đi lại, cầm nắm cũng như thực hiện các hoạt động thường ngày một cách thoải mái hơn.

Vật lý trị liệu cho bệnh Parkinson

Trước đây, tỷ lệ sử dụng phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh Parkinson không cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã tăng lên do các hướng dẫn của Viện Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (Anh) khuyến khích dùng vật lý trị liệu trong tất cả các giai đoạn bệnh.

Vai trò chính của vật lý trị liệu là để tối đa hóa khả năng vận động của người bệnh Parkinson, trong khi giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Các nhà vật lý trị liệu sẽ tập trung giúp người bệnh cải thiện tư thế, tăng cường chức năng chi trên, tăng cường thể chất và khả năng giữ thăng bằng…

Trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, khi các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp… vẫn chưa gây nhiều ảnh hưởng, các nhà vật lý trị liệu sẽ hướng người bệnh tham gia vào các bài tập thể dục đơn giản để tăng cường vận động. Một khi các triệu chứng tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để bù đắp cho tình trạng suy giảm khả năng vận động.

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của vật lý trị liệu đối với bệnh Parkinson, các nhà khoa học chỉ ra rằng, các phương pháp khác nhau đều có thể mang lại lợi ích trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động có thể đem lại lợi ích ngắn hạn. Các bài tập aerobic có thể mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ thần kinh cho những người cao tuổi mắc Parkinson.

Các bài tập cải thiện chức năng tim phổi và giúp cải thiện tư thế, khả năng vận động và khả năng cân bằng đã được chứng minh là các bài tập mang lại nhiều lợi ích nhất trong việc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.

Các bài tập yêu cầu thay đổi phương hướng, thay đổi hành động một cách bất ngờ cũng rất thích hợp với người bệnh Parkinson. Tóm lại, phương pháp vật lý trị liệu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh Parkinson.

Vi Bùi H+ (Theo News-medical)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện có thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, giúp giảm run tay chân, cứng cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi…

Làm sao để đối phó với tình trạng run tay chân? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh