Người bị sỏi mật nên ăn nhiều cải xanh, các loại đậu...
Vì sao sau khi cắt túi mật tôi bị tiêu chảy?
Sỏi bùn túi mật có cần phẫu thuật không?
Mê "trà đá vỉa hè" dễ mắc bệnh sỏi thận?
Bị sỏi mật đầy chướng, chậm tiêu nguyên do tại sao?
BS. Hoàng Danh Tấn - Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết:
Chào bạn!
80% sỏi túi mật không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất nhẹ, 20% sỏi túi mật có triệu chứng bằng các cơn đau dữ dội ở hạ sườn phải (cơn đau quặn gan).
Đau dữ dội ở hạ sườn phải là triệu chứng nổi bật của sỏi túi mật. Cơn đau xuất hiện khi sỏi di chuyển đến ống cổ túi mật gây tắc tạm thời do căng giãn gây ra cơn đau. Các cơn đau thường hay xảy ra sau mỗi bữa ăn nhiều mỡ, uống rượu hoặc trong thời kỳ trước khi hành kinh hoặc khi quá căng thẳng thần kinh.
Người bệnh sỏi mật có thể chung sống hòa bình với sỏi nhưng cũng cần thăm khám định kỳ, nếu thấy sỏi to thêm hoặc gây biến chứng thì cần xử lý kịp thời. Có thể điều trị sỏi mật khi chưa có biến chứng bằng các biện pháp nội khoa.
Ngoài ra, người bị sỏi túi mật cần có chế độ ăn uống giảm chất béo. Người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật. Bệnh nhân vẫn có thể ăn thêm một chút trứng. Người bệnh sỏi túi mật nên kiêng dầu mỡ vì vậy người bệnh có thể chế biến trứng thành các món khác nhau: Trứng luộc, trứng hấp, canh trứng. Người bệnh sỏi mật không nên ăn cả quả trứng một lúc, nên chia nhỏ ra và ăn làm nhiều bữa để làm giảm lượng chất béo và protein tiêu thụ trong mỗi bữa ăn. Một cách đơn giản khác là bỏ lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng trứng vì gần như phần này không chứa chất béo. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng thường xuyên vì lượng dinh dưỡng trong trứng gà sẽ bị lãng phí.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn