"Thủ phạm" gây sỏi mật

Túi mật là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa nhưng cũng rất dễ bị tổn thương

Thải sỏi mật siêu tốc với các nguyên liệu trong bếp

Thải sỏi mật tại nhà bằng thảo dược

Thải sỏi mật bằng... rượu, bạn đã thử chưa?

Bị sỏi mật dùng thực phẩm chức năng gì?

Dịch mật là chất lỏng màu vàng xanh, được sản xuất ở gan và đổ vào đường tiêu hóa qua hệ thống đường ống dẫn mật để tiêu hóa chất béo. Dịch mật có hai chức năng chính: Trợ giúp tiêu hóa và loại bỏ chất thải từ cơ thể (chủ yếu là sản phẩm của các tế bào máu và cholesterol dư thừa). 

Tuy dịch mật chứa có chứa các thành phần: Muối mật, chất điện giải, sắc tố mật, cholesterol và các chất béo khác, nhưng nó được hòa tan và trở nên trong suốt nhờ có sự hiện diện của muối mật. Sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật hoặc sự thiếu hụt muối mật, nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây kết tụ sỏi. Nhưng nếu sỏi được hình thành trong túi mật thì còn có thêm một nguyên nhân khác đó là khi túi mật bị mất chức năng.

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân nào dẫn tới sự mất cân bằng của các chất có trong dịch mật. Tuy nhiên, trong y văn đã ghi chép lại những điều kiện khiến cho sỏi mật hình thành:

- Khi lượng cholesterol trong mật tăng cao bất thường, sỏi mật sẽ hình thành và đây là nguyên nhân chính gây ra tới 80% tổng số bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật.

- Lượng bilirubin (chất sản sinh ra khi các tế bào hồng cầu chết đi) trong túi mật tăng cao bất thường, là nguyên nhân của 20% còn lại của số bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật.

Chính sự mất cân bằng hóa học trong hai trường hợp ở trên đã khiến cho các tinh thể siêu nhỏ trong mật dần dần phát triển trong nhiều năm với kích cỡ đa dạng. Có bệnh nhân sỏi mật chỉ to bằng một hạt cát lớn nhưng cũng có bệnh nhân có sỏi to như một viên đá nhỏ. Sỏi hình thành trong túi mật có thể là sỏi bùn (tiền thân của sỏi viên), sỏi viên. Số lượng sỏi viên nằm trong túi mật có thể là 1 viên cho đến nhiều viên. 

Sỏi mật hình thành khi có sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật

Ai là người dễ mắc sỏi túi mật?

Những đối tượng sau đây là những người có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi túi mật:

- Phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã sinh con.

- Những người thừa cân/béo phì, có chỉ số khối BMI lớn hơn 25.

- Người trong độ tuổi từ 40 trở lên, tuổi càng cao nguy cơ mắc sỏi mật càng lớn.

- Người bị xơ gan.

- Người bị rối loạn tiêu hóa hoặc hội chứng ruột kích thích.

- Người trong gia đình có tiền sử bị sỏi mật.

- Những người bị sút cân sau khi ăn kiêng hoặc giảm cân bằng phẫu thuật cắt dạ dày.

- Những người đang dùng một loại thuốc kháng sinh có tên gọi là ceftriaxone.

- Những phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai hoặc đang dùng liệu pháp estrogen liều cao (được dùng để điều trị loãng xương, ung thư vú, tiền mãn kinh và mãn kinh) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật.

Kim Chi H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa