Khắc phục viêm niêm mạc miệng do thuốc trị ung thư

Người bệnh ung thư kết hợp hóa trị và xạ trị thường bị viêm niêm mạc miệng

7 thói quen nguy hiểm khiến bạn dễ mắc ung thư

Ung thư miệng do HPV?

Phơi nắng hè "rước"... ung thư da

Mũi điện tử “ngửi” thấy nguy cơ ung thư dạ dày

BS Bảo Thư trả lời:

Các loại thuốc chống ung thư nói chung đều có rất nhiều tác dụng phụ vì ngoài tác dụng làm cho tế bào ung thư không tăng trưởng thì đồng thời thuốc cũng gây độc cho các tế bào lành. Các tác dụng phụ thường gặp là giảm các dòng tế bào máu ngoại biên. Các thuốc chống ung thư có thể làm chết các tế bào máu ngoại biên: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; Một dòng, hai dòng hay cả ba dòng tế bào máu, gây ra những bệnh lý tương ứng là: Thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị; Giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu hạt: Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn nặng, nguy hiểm tính mạng; Giảm tiểu cầu: Cũng thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị; Buồn nôn và nôn ói; Suy nhược, mệt mỏi; Rụng tóc, độc tính thần kinh ngoại biên, độc tính trên tim...

Trong đó có một tác dụng phụ là viêm niêm mạc miệng. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ hoặc do các thuốc như methotrexate, capecitabine, 5-fluorouracil, cisplatin, carboplatin... Biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng, làm bệnh nhân đau đớn, hạn chế ăn uống.

Người nhà của anh cần gặp bác sỹ điều trị để được tư vấn và có biện pháp khắc phục viêm niêm mạc miệng. Thông thường các bác sỹ sẽ kết hợp điều trị giảm đau, giữ vệ sinh răng miệng, không để khô miệng, sử dụng thuốc kháng nấm (mycostatin, fluconazole), thuốc chống virus Herpes... Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều rau hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị