- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phương pháp nào giúp trẻ ngủ xuyên đêm?
Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm?
Cách rèn bé tự ngủ xuyên đêm: Phương pháp Fading đơn giản
Dạy con ngủ xuyên đêm với phương pháp Ferber
Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ xuyên đêm. Chúng ta thường nghĩ “ngủ xuyên đêm” là cả giấc ngủ không bị gián đoạn. Nhưng trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều thức dậy vào ban đêm. Một số bé có thể tự trấn an mình để trở lại giấc ngủ. Nhưng những trẻ khác thì cần phải được dạy.
Các chuyên gia khuyên nên áp dụng các phương pháp khác nhau để giúp bé ngủ lại và sau đó ngủ xuyên đêm. Bạn hãy hỏi bác sỹ nhi về các phương pháp này hoặc tự nghiên cứu xem phương pháp nào phù hợp nhất với con của bạn và phù hợp với cách nuôi dạy con của bạn.
Mặc dù có sự khác biệt, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng:
- Nên thiết lập thời gian biểu về giờ giấc ngủ, ăn, tắm và chơi cho phù hợp.
- Sẽ tốt hơn cho trẻ nếu có thói quen trước khi đi ngủ.
- Tạo cho trẻ môi trường ngủ ngon bao gồm: Phòng tối (nhưng không quá tối) và yên tĩnh.
- Có một vật quen thuộc như đồ chơi mềm mại hoặc chăn để giúp trẻ ngủ thiếp đi.
- Nên cho bé vào giường khi buồn ngủ nhưng không ngủ được, để bé có thể học cách ngủ một mình.
- Ban đêm hãy thỉnh thoảng kiểm tra bé. Cho bé bú nếu bé đói, nhưng không phải cho bé bú nếu bé đang trở mình cựa quậy để thoải mái hơn. Thay tã cho bé nếu thấy tã ướt hoặc nặng.
- Hãy để bé trằn trọc một lúc và xem bé có ngủ lại được hay không.
- Nếu con bạn đã quen với việc cho ăn ban đêm, hãy bỏ dần dần bằng cách tăng thời gian giữa các cữ ăn.
Ngay cả những đứa trẻ đã học được cách ngủ xuyên đêm cũng có thể có những giai đoạn thức dậy vào ban đêm, đặc biệt là khi bé được khoảng 8 – 9 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian bé phải ngủ riêng và đang học các kỹ năng vận động mới, chẳng hạn như bò, ngồi, đứng và leo trèo.
Phải ngủ riêng, kết hợp với sự phấn khích khi thực hành những kỹ năng mới, có thể làm gián đoạn giấc ngủ bình thường của bé.
Trẻ có thể tiếp tục có vấn đề về giấc ngủ sau này trong cuộc sống hay không? Đồng nghiệp của tôi – bác sỹ nhi – cho rằng, trẻ nhỏ (lớn hơn trẻ sơ sinh) và thiếu niên thực sự có rối loạn giấc ngủ như những người lớn khác. Rối loạn giấc ngủ bao gồm: Khó ngủ, ngủ gật, buồn ngủ vào ban ngày, ngủ ngáy hoặc có hành vi bất thường trong lúc ngủ.
Nhưng may mắn là rối loạn giấc ngủ không xảy ra với những đứa trẻ đã có vấn đề về giấc ngủ khi chúng còn là trẻ sơ sinh. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng!
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn