Máy mắt liên tục là điềm báo hay do bị bệnh gì?

Khi bị máy mắt liên tục trong nhiều ngày các bạn không nên chủ quan

Máy mắt liên tục là bệnh gì?

Kính áp tròng mới giúp điều trị các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt hay ghé thăm người già

6 thói quen gây hại mắt bạn

Chào bạn!

Máy mắt là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Khi nháy mắt thì cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo, các cơn co có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút. 

Nhiều người quan niệm rằng máy mắt là như có ai đó đang nhắc đến mình hoặc sắp có chuyện không hay xảy ra. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì hiện tượng này chỉ là một khoảng mất kiểm soát của dây thần kinh điều khiển cơ mi mắt. 

Tuy nhiên, nếu máy mắt đi kèm với một hay nhiều co giật ở vài vị trí khác thì rất có thể đây là dấu hiệu của chứng máy cơ. Nguyên nhân là do sự kích thích thái quá dây thần kinh điều khiển nhóm cơ. Đặc biệt, tình trạng này rất hay xảy ra ở những người dễ có cảm xúc như tức giận; Nổi nóng; Những người mệt mỏi hoặc ở những người bị stress.

Máy mắt cũng là triệu chứng của một số bệnh như hạ đường huyết, bệnh Parkinson và rối loạn các chức năng thần kinh, chủ yếu liên quan đến dây thần kinh số 7. Ngoài ra, nó cũng cảnh báo các bệnh như loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt... Thiếu hụt magne làm ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng và có thể gây ra hiện tượng máy mắt.

Để khắc phục tình trạng trên, đối với những người do nguyên nhân mệt mỏi cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để ngăn chặn chứng máy mắt. Đối với những người bị stress hãy tìm đến phương pháp thiền hoặc massage để thư giãn. Ngoài ra, những trường hợp nặng do cảm xúc phải mất nhiều thời gian để ổn định tâm thần, rèn luyện bình tĩnh, kết hợp tập luyện với sự giúp đỡ của người thân và bác sỹ tâm lý.

Nếu có triệu chứng máy mắt nhiều kéo dài vài ngày; Tình trạng không thuyên giảm sau vài tuần hoặc mỗi lần mí giật là mắt buộc phải nhắm lại, các vùng khác ở mặt cũng bị co giật theo; Mắt bị giật đỏ, sưng giống như bị viêm; Sụp mí… thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa Kết - Giác mạc, BV Mắt Trung Ương

Thanh Tú H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị