Nhiều khi ho không phải bởi đường hô hấp của bạn có vấn đề mà lại do dạ dày lên tiếng
7 cách đơn giản giúp giảm trào ngược acid ai cũng làm được
7 dấu hiệu dễ nhận biết trào ngược acid dạ dày
Bí quyết hạn chế chứng trào ngược dạ dày thực quản
Đối phó với trào ngược dạ dày không cần dùng thuốc
TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:
Chào bạn!
Trong lần đầu đi khám, bác sỹ chẩn đoán bạn bị hen suyễn và chỉ định sử dụng thuốc hít. Thuốc hít có tác dụng làm giãn phế quản nhằm chống lại sự co thắt phế quản do tiếp xúc phải với các chất dị ứng. Nếu bạn bị ho do hen suyễn thì khi sử dụng thuốc hít, nó sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn đã dùng thuốc một thời gian và tình trạng ho không cải thiện thì có lẽ bạn không phải bị ho do hen suyễn.
Ngoài hen suyễn, thì ho kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản âm thầm. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản bất thường, không khép kín hẳn sau khi ăn. Điều này làm acid chảy ngược từ dạ dày lên trên thực quản.
Trước đây, mọi người thường nghĩ rằng trào ngược dạ dày thực quản chỉ gây ra ợ nóng, ợ hơi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khi bị trào ngược acid dạ dày thực quản, bạn còn có thể gặp nhiều vấn đề khác như mòn răng (hỏng men răng), viêm mũi xoang mạn tính; Ở trẻ em, trào ngược acid dạ dày thực quản có thể gây viêm tai vì acid dịch vị có thể trào ngược lên và tiếp xúc với mũi, họng, tai.
Ngoài các vấn đề kể trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây hại niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản sau đó sẽ thay đổi thành một lớp lót tương tự của dạ dày (Barrett thực quản). Lớp niêm mạc thực quản bất thường có thể phát triển thành tiền ung thư và cuối cùng là ung thư thực quản. Nếu không bị phát hiện, ung thư này có thể di căn và xâm lấn các mô xung quanh. Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể khiến bạn bị ung thư thanh quản.
Ngoài ợ nóng, thì ho kéo dài cũng là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược acid dạ dày thực quản. Để khẳng định là ho do trào ngược, bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một loại thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI), giúp ức chế dạ dày bài tiết acid. Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton không phải lúc nào cũng có thể khắc phục hết triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vậy, để chẩn đoán chính xác hơn, tốt nhất bạn nên kiểm tra thực quản tại chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện bằng các xét nghiệm như: Chụp X-quang thực quản và nội soi thực quản, nghiên cứu chức năng thực quản (đo PH thực quản, đo áp lực thực quản...)
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Bình luận của bạn