Có rủi ro gì khi đặt máy khử rung tim trị rối loạn nhịp tim?

Tại sao người bệnh rối loạn nhịp tim cần tới máy khử rung tim?

Điều trị rối loạn nhịp tim: Khi nào cần đặt máy khử rung tim?

Chi phí cho một lần đốt điện tim là bao nhiêu, có được dùng BHYT không?

Người bệnh rung nhĩ có thể đốt điện tim nhiều lần được không?

Đốt điện tim có điều trị được dứt điểm rối loạn nhịp?

TS.BS. Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 - Viện Tim mạch Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Lợi ích lớn nhất khi sử dụng máy khử rung tim là người bệnh có thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Đáng lẽ nếu không có máy, người bệnh rối loạn nhịp tim sẽ không thể qua khỏi các cơn rối loạn nhịp nguy hiểm. Máy khử rung có thể tạo cho người bệnh cơ hội sống lần thứ hai. Đó là lợi ích lớn nhất - cứu sống được bệnh nhân.

Người bị rối loạn nhịp tim nặng sẽ cần tới máy khử rung tim

Còn về mặt rủi ro, đúng là khi đưa một thiết bị cấy ghép vào trong cơ thể của mỗi người thì đó là một dị vật lạ. Bố của bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống mới khi có máy khử rung tim. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì tất cả các máy khử rung trên thế giới đều được chế tạo bằng công nghệ đặc biệt và không gây đề kháng với người.

Muốn đưa những thiết bị này vào cơ thể, vấn đề quan trọng nhất là chúng phải phù hợp với sinh lý từng người bệnh, phù hợp với từng quả tim, phù hợp với từng dạng bệnh rối loạn nhịp tim. Có rất nhiều loại máy khử rung: Máy 1 buồng, máy 2 buồng, thậm chí cả máy 3 buồng tim. Tuy nhiên, những chiếc máy này phải phù hợp với bệnh lý của bệnh nhân và điều này chỉ được xác định bởi các bác sỹ chuyên khoa sâu về tim mạch.

Trong những tuần đầu sau khi lắp máy vào trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau, không thoải mái khi phải mang một chiếc máy trong người. Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý không được để nhiễm khuẩn ở vị trí đặt máy vì nhiễm trùng có thể làm hỏng máy. Đó là những lưu ý đầu tiên để người bệnh đặt máy có thể làm quen với cuộc sống khi có một chiếc máy khử rung tim.

Trong suốt khoảng thời gian sau này, khi đã có máy ở trong người, người bệnh sẽ phải tránh những vùng có nhiều từ trường, ví dụ như không sử dụng bếp từ, không đi qua cửa an ninh ở sân bay… Khi chụp cộng hưởng từ hay làm bất cứ những thủ thuật liên quan đến chẩn đoán hình ảnh khác, bạn nên nhớ bố bạn sẽ phải xin ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để chuyển máy sang chế độ máy bay.

Một khi đã mang máy rồi, người bệnh sẽ phải có cuộc sống nhẹ nhàng hơn, tránh hoạt động quá gắng sức, tránh những sang chấn gây tổn thương ở vị trí, vùng đặt máy… Tùy thuộc vào độ tuổi của bố bạn, các bác sỹ sẽ hướng dẫn chế độ sinh hoạt phù hợp cho ông.

Chúc bố bạn và gia đình sức khỏe!

Bên cạnh các biện pháp điều trị rung nhĩ bằng thuốc Tây, can thiệp tim mạch… nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, người bệnh rung nhĩ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Điều trị rối loạn nhịp tim: Khi nào cần đặt máy khử rung tim? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị