Mãn kinh 5 năm rồi có lại, liệu có nguy hiểm?

Tìm nguyên nhân chính xác gây chảy máu âm đạo sau mãn kinh để có phương pháp điều trị kịp thời

Khô âm đạo tuổi tiền mãn kinh

10 điều không biết về mãn kinh có thể hủy hoại cơ thể bạn

Mãn kinh có gây tăng cân?

Cai cà phê ngay nếu không muốn bốc hỏa cả ngày!

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ):

Phụ nữ mất kinh được một năm được coi là đã bước sang thời kỳ mãn kinh. Kể từ lúc này, việc chảy máu ở âm đạo sẽ không được coi là chuyện thường tình nữa.

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu sau mãn kinh, có thể là do nhiễm trùng, chấn thương ở âm đạo hoặc polyp, u xở tử cung. Tình trạng này cũng có thể do rối loạn chảy máu hoặc sử dụng các chất làm loãng máu. Tuy nhiên, nguyên nhân đáng lo ngại nhất của tình trạng chảy máu sau mãn kinh là ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Để loại trừ nguyên nhân này, bạn nên đi khám phụ khoa, các bác sỹ có thể chỉ định sinh thiết hoặc siêu âm vùng chậu. 

Teo âm đạo là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng một nửa số trường hợp chảy máu sau mãn kinh. Trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi lượng nội tiết tố nữ estrogen giảm đi đáng kể. Estrogen giúp cho các mô âm đạo luôn được bôi trơn và khỏe mạnh, vì thế, khi estrogen ít đi, mô âm đạo mỏng dần, khô và teo lại. Teo âm đạo thường kéo theo viêm âm đạo, phụ nữ có thể không nhận thấy các triệu chứng teo âm đạo mãi đến 10 năm sau mãn kinh.

Bạn có thể thử dùng dung dịch bôi trơn hòa với nước bôi vào âm đạo để làm ẩm các mô và giảm khô. Nếu không hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) bằng thuốc uống, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo, vòng đặt âm đạo, gel... Một vài loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng bổ sung tiền estrogen (DHEA và pregnenolone) cũng có thể giúp âm đạo bớt khô và giảm chảy máu sau mãn kinh.

Nói chung, để điều trị chảy máu sau mãn kinh, bạn cần tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Các xét nghiệm sau có thể giúp xác định nguyên nhân:

- Sinh thiết nội mạc tử cung: Để phát hiện các tế bào ác tính.

- Siêu âm vùng chậu: Kiểm tra độ dày của lớp niêm mạc tử cung, phát hiện những bất thường trong tử cung và bệnh ung thư buồng trứng.

- Xét nghiệm Pap (xét nghiệm phết mỏng tử cung): Phát hiện ung thư cổ tử cung.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

TS.BS Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị