Khô âm đạo tuổi tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh khiến phụ nữ suy giảm ham muốn tình dục

Khô âm đạo – Chuyện to nhưng ít người nói

Bí mật về sex ở tuổi mãn kinh

Vì sao "cô bé" khô hạn dù vẫn ham muốn ái ân?

5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khô âm đạo

Tiền mãn kinh và “sự cố mất nước”

Chị Minh vừa đón sinh nhật 45 tuổi cách đây vài ngày, chị kể, hôm đó định bụng sẽ dành cho chồng mình một món quà bất ngờ, chị tự tặng mình một chiếc váy ngủ màu đỏ trông rất quyến rũ để “mồi chài” chồng. Thế nhưng “đời không như mơ”, “chồng thì loay hoay mãi không “qua cửa” vì khô, còn mình thì la oai oái vì đau, rát”, chị Minh ấm ức kể. Chị vốn tự hào mình “nước nôi đầy đủ”, chuyện này chưa bao giờ xảy ra cả, nhìn mặt chồng tiu nghỉu, chị vừa buồn bực lại vừa… buồn cười.

Phụ nữ bị tiền mãn kinh ngày càng có xu hướng trẻ hơn

Nói về “sự cố mất nước” phòng the, chị Minh không phải là nạn nhân duy nhất mà nhiều phụ nữ phải trải qua tình trạng này. Tiền mãn kinh (thường gặp ở tuổi 35 - 45) là giai đoạn sinh lý tự nhiên của phụ nữ, chuyển tiếp 2 - 5 năm trước khi kinh nguyệt ngừng hẳn. Khi bước vào độ tuổi này, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi mạnh mẽ, điển hình là sự sụt giảm nghiêm trọng lượng nội tiết tố (hormone) nữ estrogen, dẫn đến một loạt triệu chứng như: Khô âm đạo, bốc hỏa, mệt mỏi, ngứa/nóng rát âm đạo…

Sự thiếu hụt estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến các mô xung quanh âm đạo bị mỏng đi, dịch nhờn tiết ít hơn và kém đàn hồi hơn so với trước đó. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố mất nước của chị Minh cũng như nhiều phụ nữ khác.

Giải pháp cho khô âm đạo: Thiếu thì bù!

Khô âm đạo sẽ cản trở quan hệ tình dục, gây đau, giảm khoái cảm, âm đạo dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Để cải thiện tình trạng khô âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh, cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ - thiếu hụt estrogen. Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng các phương pháp sau:

- Liệu pháp hormone thay thế (HRT): Bổ sung nội tiết tố estrogen bằng thuốc, gel hoặc miếng vá. HRT là cách điều trị phổ biến nhất để làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp này không dành cho tất cả mọi người, thậm chí một nghiên cứu mới đây cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

- Kem estrogen âm đạo/thuốc estrogen đặt âm đạo/estrogen vòng âm đạo: Cung cấp estrogen tại chỗ để làm dày mô âm đạo và làm tăng tiết dịch âm đạo chứ không đưa estrogen vào cơ thể. Các biện pháp này thường được sử dụng trong hai tuần liên tục, sau đó giảm dần (2 lần/tuần trong vòng 3 tháng). Tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng các triệu chứng thường xuất hiện trở lại và việc tái điều trị là cần thiết.

- Hỗ trợ điều trị bằng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên: Làm tăng nội tiết tố một cách tự nhiên, thường là bổ sung tiền estrogen hoặc estrogen thực vật (phytoestrogen), ít gây hại hơn liệu pháp hormone thay thế.

- Kem bôi trơn:  Kem bôi trơn là một giải pháp tình thế trước cứu nguy cho chuyện phòng the. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có thể giải quyết được "phần ngọn" của vấn đề.

Tiêu Bắc H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa