Có phải người lùn dễ mắc bệnh tim?

Những người có chiều cao khiêm tốn dễ mắc bệnh tim mạch hơn?

Ăn rau gì để tăng chiều cao?

Bí quyết giúp tăng chiều cao hiệu quả

Có nên uống thuốc nội tiết để tăng chiều cao?

Thang đo sự phát triển của trẻ phù hợp với độ tuổi

BS. Andrew Weil - Giám đốc Viện Y học Tích hợp, Đại học Arizona (Mỹ):

Chào bạn,

Theo một nghiên cứu về di truyền trên 200.000 người trưởng thành trên toàn thế giới, tầm vóc thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu nhỏ trước đó cũng tìm thấy mối liên quan giữa hai yếu tố này nhưng chưa cung cấp được lời giải thích xác đáng. Chỉ đến tháng 4/2015, khi nghiên cứu quy mô lớn trên 200.000 người được công bố thì các nhà khoa học mới đưa ra câu trả lời rằng bí mật nằm trong bộ gene của con người. Cụ thể, cứ thêm mỗi 2,5 inch (6,35cm) chiều cao sẽ giảm được 13,5% nguy cơ mắc bệnh tim. Ví dụ, một người cao 152cm có nguy cơ bị mắc bệnh tim cao hơn 30% so với một người cao 171cm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì kết quả chỉ đúng với nam giới mà không phù hợp với phụ nữ. Tác giả nghiên cứu lý giải rằng số phụ nữ được phân tích thông tin di truyền thấp hơn rất nhiều so với giới còn lại (tỷ lệ nam/nữ = 8/12). Cũng không loại trừ khả năng hiệu ứng di truyền về chiều cao không góp phần vào sức khỏe tim mạch ở phụ nữ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đánh giá mối liên quan giữa chiều cao với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim (chẳng hạn như béo phì, bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường). Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy mối liên kết duy nhất giữa các biến thể gene liên quan đến tầm vóc ngắn hơn với nồng độ cholesterol xấu (LDL cholesterol) và triglycerides (chất béo trung tính) cao hơn một chút. Cả LDL cholesterol và triglycerides đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, mối liên kết không đủ mạnh để giải thích sự liên quan giữa chiều cao với các bệnh tim.

Một số nghiên cứu trước đó giải thích rằng những người thấp thường không có đủ dinh dưỡng và sức khỏe khi còn nhỏ hoặc động mạch của những người này dễ bị tắc hơn.

Chiều cao khiêm tốn không thể ảnh hưởng tới thói quen của bạn, chẳng hạn như hút thuốc và thói quen ăn uống gây đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Bạn không thể tác động đến chiều cao nhưng bạn có thể thay đổi một lối sống lành mạnh để tránh xa bệnh tim mạch.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

BS. Andrew Weil là Giám đốc Viện Y học Tích hợp tại Đại học Arizona (Mỹ). Ông là chuyên gia hàng đầu thế giới về thảo dược, người đi tiên phong trong lĩnh vực y học tích hợp (đồng bộ hoá tâm trí, cơ thể và tinh thần để điều trị bệnh). 

BS. Weil là tổng biên tập của nhiều website nổi tiếng về sức khỏe, thuốc và y học dự phòng. Ông là tác giả của nhiều bài báo khoa học và 13 cuốn sách y tế, con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Tất cả lợi nhuận từ việc viết sách, ông đều quyên góp vào Weil Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ ngành y học tích hợp thông qua đào tạo, giáo dục và nghiên cứu.


Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị