Nhịp tim nhanh bất thường ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp hay gặp nhất ở trẻ

3 thế yoga giúp ổn định nhịp tim nhanh

Rung nhĩ – Ai có nguy cơ cao?

Giảm cân – cách tốt nhất để phòng rung nhĩ

Nhịp tim nhanh, đau tức ngực khi uống cà phê có nguy hiểm không?

Chào bạn!

Ở trẻ em và thanh thiếu niên thường gặp phải một số tình trạng nhịp tim bất thường, rối loạn  nhịp tim. Và nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp tim hay gặp nhất ở trẻ em. Có các loại nhịp tim nhanh bất thường ở trẻ em như:

- Nhịp tim nhanh trên thất (SVT):  Nhịp tim nhanh trên thất xảy ra khi có sự rối loạn dẫn truyền tại hai giai đoạn phát và dẫn truyền xung động này. Điều này làm tim phải tăng tốc độ hoạt động nhưng thực tế chất lượng bơm máu lại không đạt hiệu quả như mong muốn. Các dạng nhịp tim nhanh trên thất thường gặp nhất là nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT), nhịp nhanh hỗ tương nhĩ thất (AVRT) và nhịp nhanh nhĩ (AT). Đây là loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim nhanh ở trẻ em. Bệnh có thể hình thành trong quá trình mang thai hoặc trong giai đoạn phôi thai hay trong thời kỳ thơ ấu của trẻ.

Các hình thức khác của SVT có thể được tạo ra từ các khu vực khác trong tâm nhĩ hoặc gần nút nhĩ thất (AV), xung điện có thể được tạo ra với một tốc độ nhanh chóng, có thể dẫn tới 230 – 280 nhịp đập/phút. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên, nhưng trẻ em thường có thể chịu được những nhịp tim nhanh tốt. Đôi khi, loạn nhịp này có thể biến mất bằng các thao tác phế vị hoặc sử dụng thuốc phù hợp.

- Cuồng nhĩ (Atrial Flutter): Là tình trạng tim đập rất nhanh và ổn định, đây là 1 hình thức của SVT, là hiện tượng bất thường ở trẻ em.

Nhịp tim nhanh trên thất là một loại bệnh nguy hiểm của nhịp tim nhanh, thường được kết hợp với lượng máu ít đẩy ra từ trái tim, nó phát sinh trong buồng dưới của tim (tâm thất) từ các mô tạo ra một nhịp tim nhanh và không đều. Nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn tim nhanh kịch phát ở các em thường là do bất thường bẩm sinh, nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là dùng các thuốc chống loạn nhịp để cắt cơn và dự phòng tái phát cơn cho các bệnh nhân có cơn tim nhanh kéo dài và cơn tim nhanh nguy kịch. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các thành phần như khổ sâm, đan sâm, vàng đằng, taurin… để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các triệu chứng, biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi cho con sử dụng bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào.

Thân!

Hiệp hội Can thiệp Tim mạch Hoa Kỳ (SCAI)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị