Rung nhĩ – Ai có nguy cơ cao?

Biến chứng liên quan đến rung nhĩ ở phụ nữ nghiêm trọng hơn so với nam giới

Có phải tim đập nhanh thì huyết áp cũng cao?

Những cách tự nhiên làm giảm nhịp tim

Tim đập nhanh cả khi nghỉ ngơi có nguy hiểm?

Những hiểm họa đe dọa bạn khi tim đập quá nhanh

Theo GS.TS.BS Nguyễn Đức Công – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, rung nhĩ xảy ra do các thay đổi cấu trúc cơ tâm nhĩ, bao gồm xơ hóa, sẹo hoặc mất khối cơ… Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này thường là bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, suy tim sung huyết hoặc bệnh lý van tim.... Trái tim có thể co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể được là nhờ hệ thống điện tim, được kích hoạt bởi nút xoang ở tâm nhĩ, sau đó đi theo các cơ tim tạo thành chu kỳ thống nhất. Khi cấu trúc cơ tim bị thay đổi, quá trình dẫn truyền bình thường của hệ thống điện tim cũng thay đổi theo và gây ra tình trạng rung nhĩ.

Các yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ

Rung nhĩ có thể “tấn công” bất kỳ ai, tuy nhiên một số người lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo GS.TS.BS Nguyễn Đức Công, nguy cơ mắc rung nhĩ phụ thuộc vào:

- Tuổi tác: Tần suất rung nhĩ tăng theo tuổi

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn, mặc dù những biến chứng liên quan đến rung nhĩ ở phụ nữ lại nhiều hơn.

- Chủng tộc: Rung nghĩ thường xảy ra ở người da trắng.

- Bệnh lý tim mạch: Nguy cơ rung nhĩ sẽ cao hơn nếu bạn bị suy tim ứ huyết, bệnh lý van tim hoặc nhồi máu cơ tim.

- Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ rung nhĩ.

Bệnh tăng huyết áp làm tăng nguy cơ rung nhĩ

Tỷ lệ rung nhĩ trên dân số chung là 1,5 – 2%, gia tăng theo tuổi:

+ Dưới 60 tuổi: Khoảng 1%

+ 75 đến 84 tuổi: khoảng 12%

+ Hơn 1/3 số lượng bệnh nhân rung nhĩ là trên 80  tuổi.

Chẩn đoán, phát hiện sớm rung nhĩ

Cũng như tất cả các bệnh lý khác, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là nguyên tắc sống còn với bệnh nhân rung nhĩ.

Theo GS.TS.BS Nguyễn Đức Công, chẩn đoán rung nhĩ nên dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, được xác định lại bằng điện tâm đồ, đôi khi được đo từ xa ở cạnh giường bệnh hoặc đo Holter ngoại trú. Tất cả bệnh nhân AF nên được siêu âm tim để xác định bệnh lý van tim; Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp, thận và gan.

Kim Chi H+

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch