- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Tim đập nhanh có nguy hiểm không là băn khoăn của hầu hết những người có triệu chứng này
Rối loạn nhịp tim có làm giảm tuổi thọ trung bình?
Cách xử trí nhịp nhanh thất và ngăn ngừa tái phát?
Tim đập nhanh đột ngột: Nguyên nhân và cách xử trí
Nhịp xoang không đều là bệnh gì, nguy hiểm không?
Bác sỹ Daniel A. Schneider từ Đại học Virginia (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi, không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút, bạn sẽ được chẩn đoán bị nhịp tim nhanh.
Mức độ nguy hiểm của chứng nhịp tim nhanh tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng nhịp tim cũng như bệnh mắc kèm. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh nhịp tim nhanh và cách điều trị ngay sau đây.
Tại sao bạn bị tim đập nhanh?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tim đập nhanh. Trong khi một số nguyên nhân có thể gây lo lắng, vẫn có những nguyên nhân gây tim đập nhanh có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, ví dụ như bạn bị mất nước, uống quá nhiều các đồ uống có caffeine (như cà phê, trà đặc, nước tăng lực)…
Tim đập nhanh cũng có thể xảy ra khi bạn bị sốt, cúm, hoặc khi bạn đang trong quá trình hồi phục sau một cuộc phẫu thuật. Do đó, bạn nên chú ý theo dõi nhịp tim của mình trong những khoảng thời gian này.
Bạn cần chú ý xem tình trạng tim đập nhanh có đi kèm với các triệu chứng khó chịu nào khác hay không. Cụ thể, người bị nhịp tim nhanh có thể cần đi khám ngay lập tức nếu thấy tim đập nhanh đi kèm các triệu chứng như khó thở, người yếu đuối, đánh trống ngực… Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tim đập nhanh xảy ra do các vấn đề tim mạch nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý
Các dạng tim đập nhanh nguy hiểm nhất có thể kể đến là rung nhĩ, cuồng nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất… bởi chúng có thể khiến tim đập rất nhanh và hỗn loạn, thậm chí có thể lên tới 200 - 300 nhịp/phút, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ ngưng tim, huyết khối, đột quỵ...
Tim đập nhanh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì?
Làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông)
Tim đập nhanh có thể khiến tim bơm máu kém hiệu quả, khiến máu ứ đọng lại tại 2 buồng tim dưới (tâm nhĩ) và hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông này sau đó lại theo máu di chuyển tới các động mạch và có thể gây tắc nghẽn động mạch vành, nhồi máu cơ tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm tới tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời trong vòng 2 giờ.
Nếu cục máu đông lên não và làm tắc mạch máu não, bạn có thể bị đột quỵ do thiếu máu, thiếu oxy lên não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cơn đột quỵ cũng có thể dẫn tới tử vong hoặc tai biến vĩnh viễn.
Tim đập nhanh lâu ngày có thể dẫn tới suy tim
Khi tim đập nhanh, các cơ quan trong cơ thể sẽ nhận được ít máu giàu oxy và chất dinh dưỡng hơn. Lúc này, cơ thể sẽ gửi tín hiệu kích thích tim đập nhanh, đập mạnh hơn nữa. Điều này có thể hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng theo thời gian, tim đập nhanh có thể làm tăng áp lực lên tim, làm thay đổi cấu trúc tim và gây dày thành cơ tim, buồng tim giãn…
Tim đập nhanh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ tim
Tình trạng này được gọi là bệnh suy tim - con đường cuối của hầu hết các bệnh tim mạch, bao gồm cả rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh.
Rối loạn nhịp tim nhanh có thể gây đột tử
Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim nhanh khác nhau bắt nguồn từ tâm nhĩ hoặc tâm thất. Trong đó, rối loạn nhịp bắt nguồn từ tâm thất, ví dụ như nhịp nhanh thất và rung thất là nguy hiểm hơn cả vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, cơn rối loạn nhịp từ tâm thất có thể dẫn tới tình trạng đột tử nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Các bác sỹ có thể cho bạn đo huyết áp, đo điện tâm đồ, siêu âm tim và làm các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, từ đó mới xác định được hướng điều trị phù hợp.
Làm sao giảm tim đập nhanh?
Để cải thiện tình trạng tim đập nhanh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thay đổi lối sống hợp lý và kiểm soát bệnh bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ:
Thay đổi lối sống lành mạnh
Để ổn định nhịp tim một cách tự nhiên, bạn cũng nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn, uống nhiều nước, giữ tâm lý ổn định và tránh các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích khác…
Bạn nên giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ đúng giấc để tránh ảnh hưởng hệ thần kinh tim. Bên cạnh đó, bạn hãy vận động thể chất mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cũng như sức khỏe tim mạch.
Có chế độ ăn lành mạnh
Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các thực phẩm giàu acid béo omega-3 như các loại cá béo. Đồng thời, bạn cần tránh thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối và thức ăn chế biến sẵn.
Kiểm soát tim đập nhanh bằng thuốc
Thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci… là các nhóm thuốc phổ biến, thường được sử dụng cho người bị tim đập nhanh. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe tối ưu.
Dùng sản phẩm hỗ trợ từ khổ sâm
Bên cạnh các biện pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ tinh chất khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, cải thiện các triệu chứng do rối loạn nhịp gây ra như nhịp nhanh, đánh trống ngực, lo lắng, mệt mỏi… mà bạn đang gặp phải.
Như vậy, bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi “tim đập nhanh có nguy hiểm không?” còn việc giảm thiểu nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào bản thân bạn, mức độ tuân thủ điều trị cũng như sự kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, vã mồ hôi và phòng nguy cơ suy tim cho người bị tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn