Tại sao không béo phì vẫn mắc đái tháo đường type 2?

Người không bị thừa cân hay béo phì vẫn có thể mắc đái tháo đường type 2

Nên tiêm insulin ở vị trí nào?

Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Chuyên gia về béo phì và bệnh đái tháo đường – TS.BS Asqual Getaneh, Đại học Columbia (New York, Mỹ):

Chào bạn,

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính nguy hiểm và phức tạp nhưng được phân loại quá đơn giản – type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Hệ thống phân loại này không phản ánh được thực tế rằng bệnh đái tháo đường là kết quả của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường (glucose) trong máu. 

Có gần 30 vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin – hai cơ chế chính của bệnh đái tháo đường – bao gồm: Khiếm khuyết di truyền, rối loạn tự miễn, nhiễm virus hoặc chấn thương tụy.  Bệnh đái tháo đường type 1 gây ra bởi rối loạn tự miễn (hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy) ở trẻ sơ sinh và trẻ em, còn bệnh đái tháo đường type 2 chủ yếu liên quan đến tình trạng kháng insulin và thường xuất hiện ở người lớn. Ngày nay, cùng với sự gia tăng về tỷ lệ béo phì ở trẻ em thì số trẻ mắc đái tháo đường type 2 ngày càng nhiều.

Bây giờ, tôi sẽ giải thích mối liên hệ giữa cân nặng với bệnh đái tháo đường type 2 mà mẹ bạn đang mắc phải. Kháng insulin là tình trạng tuyến tụy tiết đủ lượng insulin nhưng các cơ quan khác (cơ xương, tế bào gan, chất béo,…) không đáp ứng với insulin hoặc không sử dụng glucose được như bình thường. Điều này khiến glucose tích tụ dần trong máu và tăng cao đến mức đái tháo đường. Bất kỳ điều gì ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose cũng có thể là nguyên nhân gây kháng insulin, chẳng hạn khuyết tật di truyền và thừa cân, béo phì.

Tuy nhiên, nguy cơ mắc đái tháo đường còn liên quan đến một số yếu tố khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình, tuổi tác, cân nặng khi sinh thấp hoặc đặc điểm môi trường… Các yếu tố này thường gây rối loạn chức năng tuyến tụy, khiến cho các tế bào này không sản xuất đủ lượng insulin đủ để bù đắp cho sự kháng insulin.

Tóm lại, đái tháo đường type 2 là kết quả của sự kết hợp các yếu tố, trong đó có thừa cân/béo phì gây kháng insulin và các yếu tố làm giảm chức năng sản xuất insulin  của tuyến tụy. Do đó, không phải tất cả những người thừa cân, béo phì đều mắc bệnh đái tháo đường và không phải tất cả những người mắc căn bệnh này đều có thân hình “quá khổ”.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị