Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Cần lưu ý điều gì khi điều trị đái tháo đường bằng tiêm insulin?

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang được điều trị insulin muộn màng

Bệnh đái tháo đường type 2 có cần dùng insulin?

Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Những điều nên làm khi tiêm insulin:

1. Chỉ tiêm ở trên một bộ phận cơ thể

Doreen Riccelli  - Giám đốc Trung tâm y tế Lake Pointe Medical Center tại Rowlett, Texas, Hoa Kỳ cho biết: “Vị trí tiêm insulin trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ insulin của người bệnh. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên tiêm insulin trên một vị trí của cơ thể. Ví dụ nếu bạn chọn tiêm insulin trên đùi vào buổi tối thì những lần tiêm insulin sau đó cũng nên thực hiện tiêm ở đùi”. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vị trí tiêm insulin lần sau cách chỗ tiêm lần trước đó khoảng 1 đốt ngón tay, điều này nhằm tránh làm tổn thương quá nhiều tới cùng một vị trí tiêm dẫn đến tình trạng sưng, nổi cục u cứng cũng có thể tác động đến sự hấp thụ insulin của cơ thể.

2. Thường xuyên trao đổi với bác sỹ

Thường xuyên liên hệ và trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh của mình, cách kiểm soát đường huyết, chế độ ăn uống và liều tiêm insulin tại nhà và bất kỳ tác dụng phụ nào khi bạn tiêm insulin… Làm như vậy sẽ giúp bác sỹ có thể thường xuyên theo dõi được tình trạng bệnh của bạn và có sự tư vấn kịp thời khi có các vấn đề về sức khỏe xảy ra. Ví dụ nếu bạn tiêm insulin mà lượng đường trong máu vẫn tăng thì bác sỹ sẽ có sự điều chỉnh về liều tiêm insulin phù hợp và có thể tư vấn cho bạn về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

3. Thời điểm tiêm insulin so với thời gian ăn

Có rất nhiều loại insulin, mỗi loại lại có tác dụng nhanh, chậm, thời gian tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Nếu bạn sử dụng loại insulin có tác dụng nhanh và ngắn thì bạn nên chú ý kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ăn và tiêm đúng liều insulin cần thiết ngay trước bữa ăn một thời gian ngắn. Và nếu bạn không ăn thì tốt nhất bạn không nên tiêm insulin. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý thay đổi thời điểm tiêm insulin vì chỉ có bác sỹ mới có thể xác định được một lịch trình tiêm phù hợp với bạn.

4. Chú ý tới những tác dụng phụ do tiêm insulin

- Hạ đường huyết xảy ra khi bạn tiêm quá liều insulin khiến cho lượng đường trong máu xuống quá thấp và dẫn đến một số triệu chứng như: Chóng mặt, đổ mồ hôi, run rẩy, tim đập nhanh… Khi có những biểu hiện này sau khi tiêm insulin hãy gọi điện ngay cho bác sỹ của mình để được tư vấn cách xử trí hợp lý.

- Lượng đường trong máu vẫn cao sau khi tiêm insulin là tình trạng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra, điều này cho thấy liều tiêm insulin chưa cung cấp đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng như: Khát nước, đi tiểu nhiều, tăng đường huyết, khó thở, buồn nôn,… Hãy gọi cho bác sỹ của bạn ngay khi có nghi ngờ về việc tăng đường huyết để có những điều chỉnh về liều insulin.

Cần chú ý tác dụng phụ sau khi tiêm insulin

Những điều không nên làm khi tiêm insulin:

1. Bảo quản insulin sai cách

Insulin thường được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C trong khoảng 1 tháng. Khi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, lọ insulin chưa mở có thể sử dụng theo đúng thời hạn sử dụng được in trên vỏ chai. Tuy nhiên, bạn tránh để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, gần lò sưởi, lò nướng hoặc thiết bị tản nhiệt sẽ làm giảm hiểu quả, thậm chí khiến insulin bị mất tác dụng.

2. Tiêm insulin ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể

Bạn nên tiêm insulin vào những vùng cơ thể mà ở đó có một lớp mỡ dưới da và tránh đâm kim quá sâu vào phần bắp. Vì tiêm bắp có thể khiến insulin được hấp thụ nhanh hơn dẫn đến làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Một số vị trí bạn có thể tiêm như: Bụng, đùi, mông và cánh tay.

3. Không quan tâm đến những phản ứng của cơ thể khi tiêm insulin

Tiêm insulin quá liều hoặc liều quá thấp đều có thể dẫn đến những vấn đề đối với sức khỏe của bạn. Tiêm insulin quá liều có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, ngược lại tiêm insulin với liều quá thấp lại vẫn dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.

Quang Tuấn H+ (Theo Everydayhealth)

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Truy cập website ww.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP


H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết