- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tăng đường huyết đột ngột sau ăn làm gia tăng biến chứng tim mạch
Người bệnh đái tháo đường sống được bao nhiêu năm?
5 vấn đề ở bàn chân người bệnh đái tháo đường cần chú ý
Lá ổi giúp điều trị ung thư, đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường ăn mật ong có được không?
Trả lời:
Chào bạn,
Ngay cả với người bình thường, sau khi ăn đường huyết vẫn có thể tăng cao đột biến. Nguyên nhân là do những thực phẩm mà chúng ta ăn sẽ được phân cắt thành đường, đưa vào trong máu và được insulin vận chuyển đến các tế bào để sử dụng hoặc đưa đến gan dự trữ. Bình thường sau 2 tiếng, lượng đường trong máu mới về mức ổn định. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường hay tiểu đường, nếu lựa chọn thực phẩm hoặc cách ăn không đúng, đường máu sau ăn 2 giờ luôn vượt ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng.
Rủi ro khi đường huyết sau ăn 2 giờ tăng cao đột ngột
Những ảnh hưởng xấu của việc tăng đường huyết sau ăn đã được nghiên cứu và cảnh báo ở nhiều quốc gia. Đường huyết sau ăn tăng cao lâu dài làm gia tăng chỉ số HbA1c - cho biết mức đường huyết trung bình 24 giờ của một người trong vòng 3 tháng trước đó. HbA1c cao làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh. Ở người tiểu đường type 2, gia tăng đường máu sau ăn cho thấy khả năng tư duy về trí tuệ, trí nhớ giảm đáng kể, đồng thời người bệnh rất dễ bị căng thẳng, cảm giác buồn bã, giảm chất lượng cuộc sống.
Ảnh hưởng về lâu dài khi tăng đường máu sau ăn là làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, có thể dẫn tới tử vong đột ngột.
Hiệp hội Đái tháo đường Anh Quốc cho biết, với người tiểu đường đang sử dụng các loại thuốc uống, đường huyết sau ăn 2 giờ không nên quá 10mmol/l. Với trường hợp dùng thuốc tiêm insulin, đường huyết sau ăn 2 giờ không nên quá 7.8mmol/l.
Dựa vào các thông số này có thể thấy đường huyết sau ăn 2 giờ của bạn chưa được kiểm soát tốt. Với nguyên nhân chính ở đây là do chế độ ăn của bạn chưa phù hợp. Chúng tôi không rõ cân nặng, chiều cao của bạn, nhưng có thể lượng cơm trắng mà bạn đang ăn quá nhiều, trong khi đó bạn chỉ ăn 1 chén nhỏ rau xanh. Việc ăn ngay hoa quả tráng miệng sau ăn cũng là sai lầm vì sẽ khiến đường máu tăng cao hơn.
Hướng dẫn cách kiểm soát đường huyết sau ăn 2 giờ
Với riêng trường hợp của bạn, bạn mới được chẩn đoán nên quan trọng nhất vẫn là duy trì dùng thuốc thường xuyên theo khuyến cáo của bác sỹ. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên duy trì theo quen kiểm tra đường huyết thường xuyên để theo dõi đáp ứng với điều trị và sớm có sự điều chỉnh. Ngoài ra, cách chọn thực phẩm và cách ăn uống, luyện tập cũng rất quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên cụ thể:
- Bạn nên ăn nhiều hơn rau xanh, rau cần chiếm đến 50% số lượng các thực phẩm khác trong bữa ăn của bạn. Nên chọn rau có lá màu xanh thẫm vì chúng rất giàu chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
- Cần hạn chế các thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như bánh kẹo ngọt, các loại đồ uống có gas, các loại tinh bột đã bỏ chất xơ như gạo trắng, bột ngũ cốc pha sẵn… Bạn có thể ăn gạo lứt thay bằng gạo trắng.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn 3 bữa chính và tối thiểu là 2 bữa phụ.
- Thứ tự trong bữa ăn nên là rau xanh, nước canh sau đó mới tới cơm và tinh bột. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm giác no hơn, giảm thèm ăn, đồng thời đường được hấp thu chậm hơn sau ăn.
- Bạn không nên ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn. Nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đứng, đi lại hoặc làm việc nhà. Sau khi ăn tầm 30 - 1 tiếng, có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng khả năng tiêu hóa cũng như giúp insulin làm việc hiệu quả hơn.
Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi để giúp bạn kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường hiệu quả hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có khả năng làm giảm kháng insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thành phần như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có khả năng giảm và ổn định đường huyết, không làm tăng đường huyết sau ăn, giảm HbA1c, từ đó hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa
Bệnh đái tháo đường làm tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như: đột quỵ não, biến chứng mắt, nhiễm trùng răng lợi, biến chứng tim mạch, tổn thương thận, thần kinh, tổn thương mạch máu…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết từ đó hạn chế các biến chứng tiểu đường. Sản phẩm đặc biệt hiệu quả với người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt là khi mới mắc.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị
Bình luận của bạn