Trẻ bị nổi hạch khiến nhiều cha mẹ hoang mang
Nguyên nhân khiến hạch bạch huyết bị sưng
Liệu pháp chữa sưng hạch bạch huyết không cần kháng sinh
Lần đầu ghép hạch bạch huyết chữa ung thư vú thành công
Những loại vitamin nào có thể giúp giảm viêm?
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:
Chào bạn!
Cơ thể chúng ta có hàng trăm hạch bạch huyết rải rác khắp cơ thể, đây là một phần quan trọng của hệ miễn dịch. Hầu hết các trường hợp bị sưng hạch bạch huyết đều không nguy hiểm.
Hạch bạch huyết hay hạch lympho thường xuất hiện rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết thường sưng lên có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng, nhiễm virus, bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác.
Ở trẻ sơ sinh, các hạch bạch huyết thường nhỏ và mềm nên cha mẹ thường không cảm thấy. Tuy nhiên, khi bé được vài tháng tuổi, hạch bạch huyết có thể phát triển và cha mẹ có thể sờ thấy được.
Bạn có thể bị sưng hạch bạch huyết cục bộ (hạch xuất hiện ở 1 hoặc 2 vùng trên của cơ thể) hay tổng quát (lan rộng khắp cơ thể).
Sưng hạch bạch huyết tổng quát cho thấy bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm), bệnh tự miễn (viêm khớp hoặc lupus), phản ứng thuốc hoặc mắc các bệnh ác tính như bệnh bạch cầu.
Sưng hạch bạch huyết cục bộ có thể là phản ứng của một phần cơ thể với các tác nhân bên ngoài. Ví dụ bạn bị sưng hạch ở khuỷu tay hoặc nách nếu bạn bị một vết xước trên ngón tay; Sưng hạch ở đầu gối và háng nếu bị chấn thương nhỏ ở chân.
Cha mẹ thường chú ý nhất khi trẻ bị sưng 1 hạch ở xung quanh đầu (thường là gần gáy). Hạch này thường sưng lên khi trẻ mọc răng, nhiễm trùng đường hô hấp... Ngoài ra, sưng hạch ở đầu và cổ có thể do mắc bệnh nhiễm trùng do mèo cào, bệnh lao, nhiễm trùng mycobacterial hoặc bệnh toxoplasmosis. Chúng cũng có thể phát triển từ một khối u ác tính bị cô lập, chẳng hạn như ung thư hạch...
Do có nhiều nguyên nhân (cả lành tính và ác tính) gây sưng hạch bạch huyết nên khi con gặp tình trạng trên bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ. Khi kiểm tra cho con bạn, bác sỹ sẽ chú ý đến một số dấu hiệu quan trọng như:
- Vị trí các hạch bạch huyết bị sưng: Các hạch bạch huyết sưng trên cổ thường ít nghiêm trọng hơn những hạch xuất hiện ở phía dưới cổ.
- Hạch có di động không: Các hạch bạch huyết thường mềm và có thể di động dưới da. Nếu hạch cứng và gắn chặt với da thì thường là hạch ác tính.
- Hạch có tăng kích thước theo thời gian: Nếu hạch gia tăng kích thước và đường kính lớn hơn 1cm thì trẻ nên được bác sỹ theo dõi.
Nếu các hạch bạch huyết tiếp tục gia tăng kích thước trong hơn 2 tuần hoặc nếu trẻ có các dấu hiệu đáng lo ngại thì bác sỹ sẽ chỉ định cho con bạn xét nghiệm công thức máu toàn phần. Thiếu máu thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu con bạn bị thiếu máu với số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu bất thường thì đây có thể là vấn đề đáng lo ngại.
Nếu hạch có kích thước lớn hơn 1cm và tiếp tục phát triển sau 2 tuần thì con bạn sẽ được sinh thiết hạch bạch huyết. Sinh thiết hạch không thể xác định rõ ràng nguyên nhân khiến hạch bị sưng nhưng nó có thể loại trừ ung thư và các vấn đề nghiêm trọng khác.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet.
- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.
Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections
Bình luận của bạn