Nguyên nhân khiến hạch bạch huyết bị sưng

Hạch bạch huyết sưng đau kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh nhiễm trùng và ung thư

Liệu pháp chữa sưng hạch bạch huyết không cần kháng sinh

7 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao không nên bỏ qua

Vitamin C - niềm hy vọng mới trong điều trị bệnh bạch cầu

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh bạch cầu cấp

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh nhiễm trùng do virus Epstiein-Bar gây ra và thường xuất hiện ở thanh thiếu niên. Khi bị bệnh bạch cầu đơn nhân người bệnh thường bị mệt mỏi, chóng mặt, lách to và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Để điều trị bệnh bạch cầu đơn nhân, bạn nên uống nhiều nước, súc miệng bằng nước ấm để làm dịu cổ họng. Khác với các bệnh nhiễm trùng khác được điều trị bằng thuốc kháng sinh và corticosteroid, bệnh bạch cầu đơn nhân không thể điều trị bằng phương pháp này. 

Bệnh bạch cầu đơn nhân thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên

Ung thư hạch Hodgkin

Ung thư hạch Hodgkin là bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Đây là một loại ung thư có thể chữa được nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị, bạn có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. 

Các triệu chứng phổ biến nhất là sưng, đau. Hạch thường nổi ở nách, háng và cổ. Triệu chứng khác bao gồm chảy máu hoặc bầm tím, mệt mỏi, sốt, ngứa, đổ mồ hôi đêm, đau ở các hạch bạch huyết sau khi uống rượu và sụt cân. Những triệu chứng khác tùy thuộc vào nơi bệnh lan tới.

Ung thư hạch Hodgkin thường được điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc cả hai. Trong một số trường hợp, việc cấy ghép tế bào gốc có thể được thực hiện.

Bệnh bạch cầu

Đây là một loại ung thư xảy ra trong tủy xương. Các dấu hiệu của bệnh bạch cầu là hạch bạch huyết ở nách và cổ sưng lên kèm theo sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm, nhiễm trùng thường xuyên, mệt mỏi, dễ bầm tím, sụt cân đột ngột. Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, loại bệnh bạch cầu (cấp tính hoặc mạn tính) và liệu ung thư có xuất phát từ dịch não tủy hay không, việc điều trị có thể bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học, ghép tế bào gốc.

Bệnh bạch cầu khiến hạch bạch huyết bị sưng lên

Nhiễm HIV

Virus HIV có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và khiến cơ thể  rất khó chống lại nhiễm trùng xâm nhập. Virus HIV có thể lây nhiễm qua truyền máu, dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Sau khi nhiễm bệnh, người bệnh có các triệu chứng của bệnh cúm như sốt, đau họng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết. Bệnh chủ yếu là không có triệu chứng cho đến khi tiến triển thành AIDS. 

Lao phổi

Lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây nhiễm qua không khí. Khi bị lao phổi, các hạch bạch huyết ở cổ có xu hướng sưng lên, người bệnh cũng có thể bị ho, sốt, đổ mồ hôi và mệt mỏi. 

Bệnh lao hạch bạch huyết

Lao hạch bạch huyết  một bệnh viêm mạn tính ở hệ thống bạch huyết ngoại vi do trực khuẩn lao gây nên. Khi bị lao hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết bắt đầu tiết dịch qua da sau một thời gian. Ngoài ra, khi bị lao hạch bạch huyết, người bệnh cũng có thể bị sốt, giảm cân, mệt mỏi và đổ mồ hôi. 

Thanh Tú H+ (Theo The Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp