Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu
11 yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường, bạn có nằm trong số này?
Tổng quan về đái tháo đường: Mọi điều bạn cần biết về căn bệnh này!
3 thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
6 loại hạt giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hợp lý hoặc không sản xuất đủ liều lượng cần thiết. Nguyên nhân của sự chuyển hóa bất thường insulin quyết định loại bệnh đái tháo đường mà người đó mắc. Có 2 loại đái tháo đường thường gặp là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.
Khi đường huyết trong cơ thể bị biến động, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Lượng đường trong máu thấp có thể khiến tim nhập nhanh, chóng mặt. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, nó có thể dẫn đến co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Ngược lại, khi lượng đường trong máu cao mạn tính, bạn có nguy cơ bị tổn thương mạch máu, tim mạch, mắt và chân.
Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Người bệnh có thể phải áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc thay thế insulin. Một người được coi là mắc bệnh đái tháo đường khi xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên trên 200 mg/dL hoặc có mức đường huyết lúc đói trên 125 mg/dL. Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100 đến 125mg/dL được coi là tiền đái tháo đường.
Do vậy, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên là việc rất quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Những người mắc đái tháo đường type 1 sử dụng insulin có thể phải kiểm tra đường huyết từ 4 - 10 lần mỗi ngày. Người mắc đái tháo đường type 2 có thể cần kiểm tra đường huyết 2 - 3 lần mỗi ngày. Việc theo dõi đường huyết thường xuyên có thể giúp bạn biết cách cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chế độ ăn uống tốt hơn.
Trên thực tế thì các xét nghiệm đường huyết thường khá tốn kém. Nếu không có chẩn đoán mắc đái tháo đường thì bạn không cần phải kiểm tra đường huyết liên tục. Thay vào đó, bạn nên tập luyện điều độ, có chế độ ăn uống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Tốt nhất, hãy cho bác sỹ biết về tiền sử gia đình mắc đái tháo đường cũng như lo lắng của bạn về nguy cơ mắc bệnh.
Bình luận của bạn