- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Liệu bạn có nằm trong số những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường?
Béo bụng có liên quan gì tới bệnh đái tháo đường?
8 dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường nam giới không nên bỏ qua
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với biến chứng tim mạch
9 thực phẩm, thảo dược hạ đường huyết tự nhiên cho người bệnh đái tháo đường
Dưới đây là 11 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2:
Di truyền
Nhiều căn bệnh có yếu tố di truyền, bao gồm viêm khớp, bệnh tự miễn, bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, có yếu tố di truyền không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị đái tháo đường. Có chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực… sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Béo phì, tích mỡ bụng
Khi nói đến đái tháo đường type 2 và béo phì, các chuyên gia chủ yếu tập trung vào béo phì ở vùng bụng, hay tình trạng tích mỡ nội tạng. Cụ thể, chất béo được lưu trữ trong khoang bụng, xung quanh các cơ quan như gan, tuyến tụy và ruột. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nam giới nên chú ý nếu vòng eo lớn hơn 94cm, nữ giới là 89cm.
Người béo bụng có nguy cơ cao bị kháng insulin, đái tháo đường
Suy dinh dưỡng
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng có thể góp phần gây đái tháo đường theo những cách sau:
- Gây thiếu năng lượng, thiếu động lực vận động.
- Gây khó chịu, trầm cảm, lo lắng và khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn.
- Tăng nguy cơ kháng insulin.
- Cơ thể không có khả năng chống lại stress oxy hóa, đường huyết cao, gây tổn thương tế bào.
- Khả năng đốt cháy chất béo, khả năng trao đổi chất suy yếu.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, ảnh hưởng tới khả năng tái tạo tế bào.
Thiếu dưỡng chất cũng cũng là yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2
Thiếu vận động
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu vận động có thể gây béo phì, tăng nguy cơ kháng insulin. Trên thực tế, chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi ngày đã đủ để ngăn ngừa nguy cơ thừa cân cho người ít vận động.
Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng hormone cortisol, testosterone và estrogen… có thể làm tăng nguy cơ béo phì, kháng insulin gây đái tháo đường.
Ăn nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa ở mức độ vừa phải không gây hại, nhưng khi mất cân bằng, chúng có thể thúc đẩy tình trạng kháng insulin. Do đó, bạn nên chuyển sang chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa để phòng ngừa đái tháo đường type 2.
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Hệ vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ năng lượng từ thực phẩm. Đường ruột của những người béo phì có nguy cơ thẩm thấu cao hơn, có nghĩa là ruột có thể hấp thụ nhiều độc tố hơn và dễ bị viêm nhiễm, kháng insulin.
Đái tháo đường thai kỳ
Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, con sinh ra sẽ có nguy cơ bị thừa cân, nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn. Nguyên nhân là bởi đứa trẻ đã phải tiếp xúc với môi trường glucose cao hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Viêm gan C mạn tính
Viêm gan C mạn tính có thể gây tích mỡ ở gan, làm tăng nồng độ một số hóa chất gây viêm như TNF-a hoặc IL-6, gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Thêm vào đó, gan nhiễm mỡ do viêm gan C có thể khiến gan tăng sản sinh glucose trong cơ thể.
Ô nhiễm môi trường
Tiếp xúc với các hóa chất như phthalates, bisphenol A và polychlorinated biphenyls (PCB) có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Ngoài ra, các kim loại nặng như asen và chì cũng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin ở mức độ tế bào.
Thiếu ngủ
Ngủ ít hơn 5 giờ/ngày đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ béo phì lên tới 235%. Không ngủ đủ 6 - 9 giờ/đêm cũng làm tăng đáng kể nguy cơ kháng insulin.
Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Bình luận của bạn