Bệnh Alzheimer biến chứng rất phức tạp và vô cùng nguy hiểm
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?
5 lợi ích của việc tập thể dục với người bị Alzheimer
Vitamin B3 có thể được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học vẫn "bó tay" với bệnh Alzheimer?
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Alzheimer là một bệnh lý về não, trong đó mất trí nhớ là triệu chứng phổ biến nhất khi bị bệnh. Những thay đổi trong các mô của não sẽ phá hủy các kết nối quan trọng giữa các vùng khác nhau của não và giữa não với cơ thể. Do đó, Alzheimer là một trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trưởng thành Mỹ. Nó cũng là nguyên nhân gây tử vong thứ 5 ở người trên 65 tuổi.
Căn bệnh này được xác định lần đầu tiên vào năm 1906 bởi bác sỹ Alois Alzheimer. Tuy nhiên, bộ não con người quá phức tạp, vì vậy, đã qua một thế kỷ từ khi phát hiện bệnh, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa Alzheimer.
Mặc dù bệnh Alzheimer ở mỗi người là khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được 3 giai đoạn chung của bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân chưa bị các triệu chứng suy giảm nhận thức hoặc nếu có thì người bệnh chỉ bị suy giảm trí nhớ hoặc lú lẫn nhẹ. Tuy chưa biểu hiện ra ngoài, nhưng người bệnh có thể bị những thay đổi đáng kể trong não như các tế bào thần kinh bị chết, rối loạn protein trong não…
Những thay đổi này dẫn đến giai đoạn thứ 2 của bệnh. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của Alzheimer sẽ trở nên rõ rệt hơn. Bệnh nhân bắt đầu bị mất trí nhớ, lú lẫn, mất ngôn ngữ. Đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, não của bệnh nhân đã bị thu hẹp đáng kể. Bệnh nhân không thể giao tiếp, không thể nhận diện khuôn mặt, ngay cả những người thân trong gia đình và không thể tự chăm sóc bản thân.
Bệnh nhân bị bệnh Alzheimer giai đoạn nặng cần được giám sát 24 giờ và giúp đỡ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo và ăn uống. Những thay đổi trong chức năng não khiến cho việc di chuyển, ngồi dậy và đi lại khó khăn hơn. Điều này dẫn đến các biến chứng như lở loét, nhiễm trùng da, cục máu đông và nhiễm trùng huyết. Chấn thương do ngã khá phổ biến ở bệnh nhân Alzheimer. Khó nuốt, khiến cho việc ăn và uống là một thử thách. Điều này khiến người bệnh bị giảm cân, suy dinh dưỡng và mất nước.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở bệnh nhân Alzheimer là viêm phổi hít (aspiration pneumonia). Viêm phổi hít là tình trạng phù nề hoặc nhiễm trùng phổi phế quản do hít phải các chất gây tổn thương phổi như thức ăn, dịch dạ dày, chất nôn... vào phổi hoặc đường hô hấp. Do hệ miễn dịch suy giảm nên bệnh nhân Alzheimer bị viêm phổi thường dễ tử vong.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn