Kỹ thuật viên xử lý sữa mẹ tại Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM
Tương lai của y tế nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO
Signa Prime - Máy chụp cộng hưởng từ ứng dụng AI, chụp trong 6 phút
TP.HCM: Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân còn nhiều hạn chế
BS. Đỗ Anh: "Kiêng nước, kiêng gió khi trẻ mắc thủy đậu là quan niệm sai lầm"
Top 10 quốc gia giàu nhất thế giới hiện nay
6 biện pháp cải thiện hệ miễn dịch trong thời tiết nồm ẩm
Bên cạnh nguồn sữa hiến tặng của các bà mẹ, còn có sự đóng góp thầm lặng của hơn 20 tình nguyện viên ngân hàng sữa mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng Khoa Sơ sinh của Bệnh viện Từ Dũ, cho biết theo thống kê, cứ 10 bé được sinh ra thì có 1 bé sinh non. Mỗi năm tại khoa tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn trẻ sơ sinh non tháng. Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng như viêm phổi, viêm ruột hoại tử, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể có sữa cho con bú, các nguyên nhân thường gặp là do mẹ bị bệnh hoặc đang dùng thuốc điều trị. Vì vậy, năm 2019, bệnh viện thành lập ngân hàng sữa mẹ. Nhờ nguồn sữa hiến tặng đã giảm 20% tử vong ở trẻ sinh non. Đặc biệt với những trẻ sinh non ở tuần thứ 25-26, tỷ lệ được nuôi sống là 10%-20%. Với sự hỗ trợ của ngân hàng sữa mẹ tại đây, trẻ sinh quá non tháng được trao nhiều cơ hội sống hơn.
Hiện Việt Nam có 4 ngân hàng sữa mẹ, trong đó, riêng khu vực miền Nam có 2 ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương. Ngân hàng sữa mẹ tại các bệnh viện sẽ là liều thuốc đặc biệt giúp tăng cường khả năng sống sót cho nhóm trẻ sơ sinh bệnh nặng gồm trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ bệnh lý hoặc trẻ mồ côi, trẻ nhiễm COVID-19.
Bình luận của bạn