TP.HCM: Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân còn nhiều hạn chế

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân đang gặp nhiều hạn chế

Tổng hợp một số câu hỏi về sỏi mật 2cm

Bắc Bộ sương mù sáng sớm, nồm ẩm khó chịu

Đường ruột khỏe mạnh trong mùa Hè với 6 thực phẩm quen thuộc

"Vòng một" của phái đẹp thay đổi thế nào khi quan hệ tình dục?

Theo Sở Y tế, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng đột biến tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, các vấn đề khủng hoảng biển đối khí hậu, chiến tranh, suy thoái kinh tế toàn cầu cũng phần nào làm gia tăng gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

Số liệu công bố của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người bị ảnh hưởng. Trong đó, tâm thần phân liệt chiếm 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm chiếm từ 5-6% dân số; số còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác. Theo số liệu năm 2019, khoảng 8-9% trẻ vị thành niên có vấn đề sức khỏe tâm thần, tỷ lệ cao hơn ở nam giới về rối loạn hành vi và ở nữ giới về rối loạn cảm xúc. Một khảo sát về dịch tễ học ở 10 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ vấn đề tâm thần ở trẻ em khoảng 12%, nghĩa là hơn 3 triệu trẻ em cần được tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

 

Riêng tại TP.HCM, năm 2022, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận tổng cộng 170.000 lượt khám bệnh, trung bình từ 800 - 1.000 lượt khám/ngày. Trong đó, các rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc chiếm tỷ lệ cao nhất, tương đương 35,67% và 24,95%. Sở Y tế nhận định công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại thành phố trong suốt nhiều năm qua được triển khai đồng bộ và toàn diện. Qua đó, bước đầu giúp người dân dễ dàng tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngay tại địa phương đến các bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần do số lượng người gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhiều cấp độ khác nhau ngày một tăng. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của hàng triệu người.

Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu. Cùng với đó, vẫn còn sự kỳ thị lớn đối với các rối loạn tâm thần, dẫn đến tâm lý e ngại khi thừa nhận các vấn đề sức khoẻ tâm thần để đi khám và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nhân lực ngành tâm thần chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Đội ngũ bác sĩ tâm thần, chuyên viên trị liệu tâm lý còn ở mức thấp cả về số lượng và chất lượng so với trên thế giới. Bên cạnh đó, hiện tại chưa có phạm vi hành nghề cho bác sĩ tâm lý, chuyên viên tư vấn tâm lý tại Việt Nam.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của bệnh viện đã xuống cấp, không thể đáp ứng được số lượng bệnh ngày càng cao. Các bệnh viện đa khoa và trường học chưa có phòng khám tâm thần, tham vấn tâm lý để sàng lọc sớm, điều trị kịp thời các vấn đề tâm thần. Theo số liệu thống kê năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có 0,91 bác sĩ tâm thần trên 100.000 dân, thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Số bác sĩ tâm thần/dân số, giường bệnh tâm thần/dân số của TP.HCM cũng thấp so với cả nước, chỉ đạt 0,07 so với 0,12/1.000 dân.

Trước vấn đề trên, Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị UBND TP phê duyệt "Chiến lược y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM giai đoạn từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo". Chiếc lược do các chuyên gia đầu ngành về tâm thần, tâm lý lâm sàng, thần kinh học soạn thảo và được các sở ngành liên quan góp ý, thống nhất.

 

Sở Y tế TP.HCM cho biết TP có mạng lưới rộng khắp từ 310 trạm y tế xã phường đến các phòng khám ngoại trú thuộc trung tâm y tế quận, huyện. Bên cạnh đó, còn có các cơ sở chuyên tiếp nhận điều trị người lớn và trẻ nhỏ có vấn đề về sức khỏe tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 4 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa. Có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần. Ngoài ra, TP cũng chăm sóc cho khoảng 4.000 người bệnh tâm thần lang thang cơ nhỡ tại các trung tâm, triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, triển khai mô hình dịch vụ cấp cứu trầm cảm…

Hải Yến
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn