5 chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, chuyên gia gợi ý 5 dưỡng chất bổ sung giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Người bệnh tim mạch có nên dùng đường ăn kiêng erythritol?

Uống cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Thực phẩm giúp phụ nữ phòng bệnh tim mạch

Các chuyên gia gợi ý loại bột mới giúp no lâu

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết khoảng 697.000 người ở Hoa Kỳ đã chết vì bệnh tim vào năm 2020. Điều đó có nghĩa là cứ 5 trường hợp tử vong được báo cáo thì có khoảng 1 trường hợp tử vong do lên cơn đau tim. Để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do bệnh tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị bên cạnh việc khám bệnh định kỳ, phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sỹ... mọi người nên lựa chọn chế độ ăn chứa ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, natri, ví dụ chế độ ăn Địa Trung Hải. Đồng thời, mọi người cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất/dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong các bữa ăn để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Dưới đây là 5 chất mà AHA gợi ý:

1. Omega-3

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng acid béo Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Trung tâm Quốc gia Y học bổ trợ và tích hợp Hoa Kỳ (NCCIH) thuộc Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, những người ăn chế độ giàu hải sản - nguồn cung cấp chất béo Omega-3 chính - ít có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hơn so với những người ăn ít. Các chuyên gia gợi ý khi lựa chọn hải sản giàu Omega-3 nên tìm những loại cá béo như: cá hồi, cá mòi, trai, cá thu…

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng acid béo Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng acid béo Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng quá liều lượng acid béo Omega-3 như: Rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, tăng nguy cơ xuất huyết, mất ngủ với những người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm…

2. Chất xơ

Theo Mayo Clinic, chế độ ăn giàu chất xơ có thể giảm lượng cholesterol trong máu. Các nghiên cứu chỉ ra thực phẩm giàu chất xơ cũng có chức năng làm giảm huyết áp, giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra thực phẩm giàu chất xơ cũng có chức năng làm giảm huyết áp, giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra thực phẩm giàu chất xơ cũng có chức năng làm giảm huyết áp, giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Với những trường hợp sử dụng sản phẩm bổ sung chất xơ, các nhà khoa học cho rằng, người sử dụng nên theo dõi cơ thể trong quá trình sử dụng, bởi hiện nay đã có những ghi nhận khi sử dụng quá liều sản phẩm bổ sung, có thể có một số tác dụng phụ như: đầy bụng, tiêu chảy hay không thể hấp thụ khoáng chất...

3. Magne

Nếu cơ thể thiếu magne, tim có thể đập nhanh; vì dưỡng chất này có một số chức năng như: hạ huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định. Theo Cleveland Clinic, việc thiếu hụt magne trong chết độ ăn hàng ngày có thể khiến bạn mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn.

Để tăng hàm lượng magne trong thực phẩm, bạn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có màu xanh đậm, sữa ít béo, sữa chua, đậu nành, hạnh nhân….

Magie có chức năng giúp hạ huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định

Magie có chức năng giúp hạ huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định

Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến gan và thận, nên hạn chế việc hấp thụ magne, vì dưỡng chất này có thể trở thành độc tố khi đi vào cơ thể người bệnh. Và trong trường hợp hàm lượng magne trong máu của bạn quá cao có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: chuột rút, trầm cảm, tiêu chảy, suy giảm chức năng của thận, hạ huyết áp…

4. Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 hay CoQ10 là một chất chống oxy hóa mà cơ thể tự sản xuất. Tuy nhiên, mức độ CoQ10 giảm khi bạn già đi. Các bác sỹ cũng cho biết những người mắc bệnh tim có lượng CoQ10 thấp hơn thông thường.

Mayo Clinic cho biết, CoQ10 đã được chứng minh có chức năng cải thiện các tình trạng làm giảm nguy cơ suy tim sung huyết, giảm huyết áp, thậm chí khi kết hợp cùng các chất dinh dưỡng khác, giúp hồi phục nhanh hơn đối với những bệnh nhân phẫu thuật van tim.

CoQ10 được tìm thấy trong nội tạng động vật, cá, thịt, ngũ cốc, đậu nành, bông cải xanh (súp lơ), các loại hạt và hoa quả. Tuy nhiên, lượng CoQ10 được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm này không đủ để tăng nồng độ CoQ10 trong cơ thể.  

CoQ10 đã được chứng minh có chức năng cải thiện các tình trạng làm giảm nguy cơ suy tim sung huyết, giảm huyết áp, thậm chí khi kết hợp cùng các chất dinh dưỡng khác, giúp hồi phục nhanh hơn đối với những bệnh nhân phẫu thuật van tim.

CoQ10 đã được chứng minh có chức năng cải thiện các tình trạng làm giảm nguy cơ suy tim sung huyết, giảm huyết áp, thậm chí khi kết hợp cùng các chất dinh dưỡng khác, giúp hồi phục nhanh hơn đối với những bệnh nhân phẫu thuật van tim.

CoQ10 được coi là an toàn, ít tác dụng phụ khi dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Một số tác dụng phụ nhẹ bạn có thể gặp phải: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng trên.

Lưu ý không dùng CoQ10 nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu Coumadin (Warfarin).

5. Acid folic

Acid folic hay còn được gọi là vitamin B9, giúp duy trì homocysteine ở mức phù hợp khi sử dụng kết hợp cùng vitamin B6 và B12. Việc bổ sung acid folic rất cần thiết để cân bằng hàm lượng homocysteine giúp bảo vệ cơ thể, vì khi hàm lượng homocysteine cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, bác sỹ lưu ý acid folic không có chức năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bên cạnh đó, CDC khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung 400 microgam acid folic mỗi ngày, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Thực phẩm có nguồn acid folic tốt nhất là rau lá xanh đậm, đậu, đậu Hà Lan và các loại hạt. Bên cạnh đó, có một số loại trái cây cũng cung cấp acid folic như: cam, chanh, chuối, dâu tây và dưa hấu. Các chuyên gia khuyến nghị bổ sung acid folic cho những người có sức ăn kém hoặc gặp tình trạng cơ thể không hấp thụ folate.

Tuy nhiên khi bổ sung acid folic bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như: buồn nôn, chán ăn, bồn chồn và khó chịu và bị gián đoạn giấc ngủ.

Nhìn chung, hững chất/dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch như: acid folic, magne và chất xơ... thường có tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng. Nếu bạn có một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh Crohn – viêm ruột mạn tính hoặc các vấn đề về đông máu, bạn nên gặp bác sỹ để nhận được sự tư vấn trước khi sử dụng. 

Cách tốt nhất để cơ thể nhận được dưỡng chất an toàn, lành mạnh là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người cần xây dựng chế độ ăn nhiều hải sản, rau lá xanh, đậu, trái cây và thịt nạc, để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

 
Nguyễn Huyền (theo Cnet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch