Hơn 4,8 triệu F0 khỏi bệnh, cả nước có gần 3.700 ca nặng đang điều trị

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 25/3

Liệu pháp miễn dịch có phải lựa chọn cho mọi bệnh nhân ung thư?

Tôn vinh những thầy thuốc trẻ Việt Nam trên mặt trận phòng, chống dịch

17 nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, cấp độ dịch mới của TP.HCM

Các đoàn dự SEA Games 31 phải đáp ứng đủ yêu cầu phòng dịch COVID-19

Theo thông báo của Bộ Y tế tối 24/3, Việt Nam ghi nhận thêm 120.000 ca nhiễm mới. Hôm qua là ngày thứ 8 liên tiếp Việt Nam có số ca mắc mới giảm dần. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 137.890 ca/ngày. Đồ thị số ca mắc mới tại Việt Nam tiếp tục có chiều hướng giảm dần đều tại hầu hết tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội liên tiếp 10 ngày giảm số lượng F0.

Liên quan đến vấn đề điều trị, tính đến ngày 24/3, nước ta đã chữa khỏi cho hơn 4,8 triệu F0. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.650 ca.

Bộ Y tế vừa có thông báo ý kiến của Thứ trưởng Trần Văn Thuấn sau cuộc họp rà soát tiến độ thử nghiệm vaccine và thuốc điều trị COVID-19. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị nhóm nghiên cứu và nhà sản xuất vaccine Nanocovax sớm cung cấp, chịu trách nhiệm về dữ liệu nghiên cứu về hiệu lực bảo vệ làm giảm bệnh nặng và tử vong do COVID-19, kịp thời bổ sung tiêm mũi tăng cường cho người tình nguyện...

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM ngày 24/3, lý giải việc thành phố chưa cho F0 đi làm lại như một số tỉnh, thành phố khác, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, các F0 vẫn là người bệnh và cần điều trị tại nhà hoặc bệnh viện. Trong ngày, thành phố đã cho F1 được đi làm khi đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, thành phố cũng đưa ra những điều kiện bắt buộc mà F1 phải tuân thủ khi đi làm trực tiếp lại, để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Đà Nẵng đã đạt đỉnh dịch vào ngày 28/2. Những ngày gần đây, số ca COVID-19 giảm 6,6 lần so với đỉnh dịch (trong đó, ca nặng giảm 3 lần và tỷ lệ tử vong cũng giảm). Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 mới đạt 75%, vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra, mặc dù vaccine được cung cấp đủ. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tâm lý và người dân vẫn chưa hiểu hết vai trò của vaccine. Đà Nẵng sẽ tạm thời chưa sử dụng một số cơ sở y tế do chưa có nhu cầu, nhằm tránh dàn trải nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng để điều trị trong tình hình khẩn cấp. Thành phố hiện có 845 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế, 18.764 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại nhà.

30 triệu trứng muỗi có mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được Viện Pasteur TP.HCM phối hợp với ngành y tế tỉnh Bình Dương thả ra tự nhiên từ nay đến tháng 8. Wolbachia là 1 loại vi khuẩn quen thuộc có trong 60% các loại côn trùng. Các nghiên cứu cho thấy khi muỗi vằn mang vi khuẩn này sẽ giúp làm giảm lây truyền các mầm bệnh như sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika, virus Chikungunya và sốt vàng da ở người. Mỗi tuần, Bình Dương sẽ thả 1,5 triệu trứng, kéo dài liên tục trong 5 tháng tại gần 3.000 điểm. Sau đó các nhà khoa học sẽ ngưng thả muỗi và để quần thể muỗi này tự sinh sôi dưới sự quan sát trong vòng 1,5 năm tiếp theo. Theo Viện Pasteur TP.HCM, sau khi chứng minh được muỗi mang Wolbachia sống và phát triển được trong tự nhiên ở phía Nam, dự án này sẽ mở rộng từng bước. Sau Bình Dương sẽ là Tiền Giang.

Bệnh viện Trung ương Huế lần đầu tiên thực hiện thành công ca gạn tách bạch cầu cho bệnh nhi 15 tuổi, trú tại Quảng Nam. Bệnh nhi khởi phát bệnh với biểu hiện mệt mỏi, đau đầu nhiều, được đưa đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam phát hiện bạch cầu tăng rất cao: 370.000/l, trẻ được chuyển ngay đến bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 25/2. Đến nay bệnh nhi khỏe mạnh, được cho xuất viện và uống thuốc điều trị, tái khám định kỳ.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin